Dừa Bến Tre tăng giá gấp đôi

Hiện nay giá dừa khô dao động 70.000 - 80.000 đồng/chục (12 trái) tùy theo từng vùng và tùy dừa lớn hay nhỏ, tăng gấp đôi so với giá thời điểm cuối tháng 7-2015.
Bà Nguyễn Thị Điểm - giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thiên Long - xác nhận hiện doanh nghiệp của bà thu mua dừa tại các đầu mối với giá dao động trên dưới 75.000 đồng/chục.
Một số thương lái tại huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc… cũng cho biết giá dừa khô tại vườn hiện tăng lên khoảng 55.000 - 60.000 đồng/chục 12 trái.
Theo Sở Công thương tỉnh Bến Tre, nguyên nhân giá dừa tăng mạnh trở lại thời gian gần đây là do nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dừa trên thế giới tăng mạnh, nhất là ở thị trường Trung Đông.
Tại buổi làm việc với Hiệp hội Dừa tỉnh Bến Tre mới đây, ông Võ Thành Hạo - bí thư Tỉnh ủy Bến Tre - đã yêu cầu hiệp hội và các sở, ngành liên quan thông tin giá dừa kịp thời cho doanh nghiệp và người trồng dừa biết để tránh tâm lý hoang mang cho người dân.
Như báo Tuổi Trẻ đã thông tin, vào khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8-2015, giá dừa ở tỉnh Bến Tre giảm khoảng 50% so với ba tháng trước đó, tức chỉ 40.000 - 45.000 đồng/chục (12 trái).
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Tây Ninh phòng chống dịch cúm gia cầm.

Người nuôi gia cầm ở Vĩnh Long và một số tỉnh ĐBSCL đang chịu cảnh thua lỗ do nhiều ngày qua giá trứng giảm mạnh. Cụ thể, hơn tuần trước, trứng gà giá từ 2.000- 2.500 đ, hiện chỉ còn 1.500- 2.000đ; trứng vịt từ 2.000- 2.500đ, giảm còn 1.200- 1.4000đ, trong khi giá thành lên tới 2.000 đ/trứng.

Dù không phải địa phương có dịch nhưng những ngày này, người chăn nuôi thương hiệu gà đồi Yên Thế như đang "ngồi trên lửa" vì giá gà giảm quá sâu.

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.