Dự kiến xuất khẩu cá tra giảm 4%

Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm là bởi cá tra phải chịu thuế chống bán phá giá cao (gần 1 USD/kg). Bên cạnh đó, nhu cầu cá rô phi, sản phẩm cạnh tranh với cá tra tại thị trường này vẫn tăng.
Còn tại thị trường EU, cuối năm 2014, giá đồng EUR hạ xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn 10 năm qua so với đồng USD.
Chính sách hạn chế nhập khẩu và tăng xuất khẩu khiến cho các nhà nhập khẩu tại thị trường này hạn chế nhập khẩu hoặc tìm cách giảm giá mua.
Xuất khẩu khó khăn tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, pazil buộc các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc mặc dù còn nhiều rủi ro.
ASEAN là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Trung Quốc. Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang một số nước trong khu vực ASEAN không tăng, tiêu thụ chậm.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc đang ngày càng tăng. Sự tham gia thị trường của một số nhà nhập khẩu theo hướng mua bán trực tuyến, xuất khẩu vào các địa phương phía Bắc Trung Quốc cũng có tác động rất lớn làm cho thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn.
Theo VASEP, để thúc đẩy xuất khẩu cá tra, điều quan trọng là phải lấy lại hình ảnh cho sản phẩm cá tra; đẩy mạnh cung cấp những thông tin minh bạch về sản phẩm cá tra và quá trình sản xuất đến người tiêu dùng; xây dựng hình ảnh cho sản phẩm cá tra dựa trên các ưu điểm như cá thịt trắng, giá hợp lý, không có mùi tanh…
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.

Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.