Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đu đủ ruột vàng Carinosa

Đu đủ ruột vàng Carinosa
Ngày đăng: 08/10/2015

Những ngày đầu tháng 10, khi đến ấp Tân Phú, xã Tân Hòa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chúng tôi được nghe ông Nguyễn Hồng Thi hồ hởi kể hiệu quả chuyện trồng đu đủ Carinora của Cty Hai mũi tên đỏ trên mấy công ruộng của gia đình.

Bắt đầu trồng từ tháng 3 đến tháng 8/2015 chỉ với 250 gốc đu đủ Carinosa, ông Thi đã thu hoạch được 25 tấn, giá bán bình quân 5.000 - 6.000 đồng/kg, thu nhập được trên 130 triệu đồng.

Sau khi trừ chi phí phân bón, thuốc BVTV và hạt giống hết 15 triệu đồng, ông đã thu lãi được trên 115 triệu đồng và vườn đu đủ vẫn còn tiếp tục cho trái. Đây quả là một thành quả ngoài sức mong đợi.

“Phải nói rằng giống đu đủ Carinosa rất dễ trồng, ít bị bệnh vàng xoăn ngọn (còn gọi bệnh đốm vòng), cho năng suất cao, giá bán cao hơn các giống đu đủ ruột đỏ từ 500 - 2.000 đồng/kg tùy từng thời điểm.

Điều đáng nói là thu hoạch đến cổ bông thứ hai mà trái vẫn to đẹp. Thấy có hiệu quả cao nên tháng 5 vừa rồi, tui trồng thêm 450 cây đu đủ Carinosa nữa”, ông Thi nói.

 

Giống đu đủ ruột vàng Carinosa của Cty Hai mũi tên đỏ

“Giống đu đủ ruột vàng F1 Carinosa có nguồn gốc từ Thái Lan. Đây là giống có nhiều ưu điểm về mặt canh tác và trong khâu tiêu thụ, đang mang lại thu nhập cao cho nhà vườn.

TGST từ trồng đến thu hoạch lần đầu khoảng 6,5 -7 tháng, sau đó cây vẫn tiếp tục sinh trưởng và thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 18 - 20 tháng.


Năng suất trung bình đạt 80 - 120 kg/cây, tương đương 20 - 25 tấn trên 1.000 m2.

Giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh đốm vòng, đây là bệnh phổ biến và gây hại đáng kể trên cây đu đủ hiện nay” - Th.S Lê Thị Hương Vân, GĐ Phát triển sản phẩm Cty Hai Mũi tên đỏ.

Được biết, tại miền Trung, ông Phan Trái ở thôn Bầu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng trồng 4.000 m2 giống đu đủ Carinosa.

Trong quá trình canh tác, ông nhận thấy cây khỏe, cho năng suất cao, ít bị bệnh, ít tốn công và ít đầu tư chăm sóc, giá bán cao hơn các giống ruột đỏ 700 -2.000 đ/kg.

Một năm sau khi trồng ông thu được khoảng 40 kg trái/cây, thu hoạch kéo dài 12 tháng thì thu được khoảng 100 kg trái/cây. Giá bán trái tươi bình quân 5.000 - 7.000 đ/kg, giá bán trái chín bình quân 9.000 - 12.000 đ/kg.

Trừ hết các khoản chi phí, ông Trái thu lãi được khoảng 150 - 160 triệu đồng/ha. Dự kiến sang năm 2016, ông tiếp tục trồng mới 5.000 m2 đu đủ Carinosa.

Anh Võ Hữu Công, cán bộ của Cty Hai mũi tên đỏ cho biết, hầu hết diện tích trồng đu đủ ở vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ là giống đu đủ ruột vàng chất lượng cao Carinosa do chính doanh nghiệp cung cấp.

Năm 2014, rất nhiều bà con nông dân ở các tỉnh, TP Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ... đã thành công từ trồng giống đu đủ này do đạt năng suất cao lại được giá. Hiệu quả từ trồng đu đủ Carinosa đều đạt được trên 150 triệu đồng/ha.

“Cty Hai mũi tên đỏ luôn đồng hành cùng bà con nông dân để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tư vấn kịp thời về phòng trừ dịch hại nên hầu hết các ruộng trồng đu đủ Carinosa đều đạt hiệu quả kinh tế cao", anh Công nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu, giống đu đủ F1 Carinosa hiện đang được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương. Tại ĐBSCL có tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ; tại khu vực Đông Nam bộ có tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương; còn tại miền Trung là tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Quãng Ngãi, TP Đà Nẵng...

Với đặc điểm có vị ngọt đậm, thịt chắc, dày thịt, thịt có màu vàng đẹp và đặc biệt là chịu được vận chuyển xa và bảo quản được lâu nên được thương lái và người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Trọng lượng trái vừa phải, bình quân 1,5 - 2,5 kg/trái rất tiện lợi và phù hợp cho người tiêu dùng sử dụng ăn tươi và cung cấp cho các nhà máy chế biến.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD

Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.

16/09/2012
Cách Làm Khuyến Nông Của Chị Hậu Cách Làm Khuyến Nông Của Chị Hậu

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

18/06/2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

22/04/2013
Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

05/08/2013
Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

16/09/2012