Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng nửa cuối năm

Đồng USD tăng giá mạnh khiến cho áp lực cạnh tranh tại đây rất lớn, các nước đẩy mạnh XK sang Mỹ khiến giá NK bị ép giảm. Tôm Việt Nam khó cạnh tranh nổi với Ấn Độ và Indonesia khi giá trung bình cao hơn hẳn 1 - 2 USD/kg. 6 tháng đầu năm, giá tôm Việt Nam xuất sang Mỹ trung bình là gần 12 USD/kg, trong khi tôm Ấn Độ 10,2 USD, tôm Indonesia 10,3 USD/kg.
Giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5 - 2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5 – 2 USD/kg.
Theo Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), nửa đầu năm 2015, khối lượng NK tôm vào Mỹ đạt 268.402 tấn, tăng 8% so với 248.236 tấn của cùng kỳ năm 2014. Giá trị NK giảm đáng kể 14,7% từ 3,05 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2014 xuống 2,6 tỷ USD của cùng kỳ năm nay.Giá NK trung bình cũng giảm 21% từ 12,28 USD/kg năm ngoái xuống 9,68 USD/kg năm nay.
Tháng 6/2015, khối lượng NK đạt 8.531 tấn, giảm 6,8% so với 9.118 tấn của cùng kỳ năm 2014. Giá trị NK đạt 59,5 triệu USD, giảm 27% so với 81,9 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
Khối lượng NK tăng đáng kể là do sản lượng tôm của các nước sản xuất phục hồi sau dịch EMS. Các nước bị thiệt hại nặng nề như Thái Lan cũng đang tăng XK trong khi các nước khác tiếp tục tăng sản lượng để đưa sản lượng tôm quay về mức bình thường trước khi EMS xảy ra.
Thái Lan đã XK sang Mỹ 31.152 tấn tôm, tăng 18% so với 26.205 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ cũng tăng XK từ 40.666 tấn nửa đầu năm ngoái lên 55.617 tấn của cùng kỳ năm nay trong khi XK của Indonesia tăng từ 47.918 tấn trong 6 tháng đầu năm 2014 lên 59.009 tấn năm nay. Ecuador cung cấp 45.089 tấn tôm cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay, giảm so với 46.653 tấn của năm ngoái.
NK tôm nguyên con vào Mỹ trong đó có cả tôm dễ lột vỏ (easy peel) tăng 9,4% trong tháng 6/2015 và tăng 14,3% trong nửa đầu năm nay.
Tháng 6/2015, NK tôm cỡ lớn 31 - 40 con/kg vào Mỹ tăng trong khi NK tôm cỡ nhỏ và cỡ 41 - 50 con/kg giảm. NK tôm cỡ 16 - 20 con trong tháng 6 tăng 101,5% so với tháng 6/2014 và cỡ 21 - 25 con tăng 76,6%.
Tháng 6/2015, NK tôm lột vỏ vào Mỹ tăng trong đó NK từ Ấn Độ, Indonesia, Ecuador và Thái Lan lần lượt tăng 19,5% so với tháng 6/2014 và tăng 1,1% so với nửa đầu năm 2014.
Trong tháng 6/2015, NK tôm hấp chín giảm 3% tuy nhiên vẫn tăng trong nửa đầu năm nay. NK tôm bao bột tăng trong cả tháng 6/2015 và nửa đầu năm nay.
Ngày 3/3/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế CBPG tôm đông lạnh NK từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo kết quả sơ bộ này, mức thuế trung bình 0,93% đã giảm mạnh so với mức thuế của kỳ xem xét lần trước POR8 với 6,37%. Nếu kết quả sơ bộ được giữ nguyên trong kết quả cuối cùng, XK tôm Việt Nam vào Mỹ sẽ thuận lợi hơn.
Hiệp định TTP trong tương lai sắp tới được ký kết cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội và lợi thế cho Việt Nam hơn so với các nước cung cấp khác trên thị trường Mỹ vì họ chưa đàm phán và ký kết Hiệp định tương tự như Việt Nam.
Cuối tháng 7/2015, nhu cầu từ trường Mỹ cao hơn, cùng với các yếu tố về nguồn cung và thuế CBPG, XK tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ 6 tháng cuối năm dự kiến tăng so với nửa đầu năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn cao và các nhà XK Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này. Nửa cuối năm nay, XK tôm sang Mỹ dự kiến đạt 375 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo XK tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.