Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ khởi sắc những tháng cuối năm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tháng 8 vừa qua đạt hơn 60 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu tính chung cả 8 tháng năm 2015, xuất khẩu tôm chỉ đạt 373 triệu USD, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân khiến tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục giảm là do áp lực cạnh tranh về giá, cùng với nguồn cung dồi dào từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.
VASEP cũng cho biết, việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, là tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm của Việt Nam, giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Theo đó, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn. Ngoài ra, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi có hiệu lực cũng sẽ đem lại cơ hội lớn cho tôm Việt Nam.
Tuy nhiên, tham gia Hiệp định đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến cáo, do tôm sú là món thủy sản ưa thích của người Mỹ, muốn tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên có chiến lược xuất khẩu phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
Theo đó, các doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh. Bên cạnh đó, tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".
Sản xuất rải vụ cây nhãn đã đem lại những hiệu quả bước đầu, đồng thời tạo cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của trái cây đặc sản này.

Trong khi hàng vạn nông dân trong cả nước vẫn đang lao đao với câu chuyện “được mùa rớt giá” khi vào vụ thu hoạch rộ, trái cây hái bán không kịp, giá rẻ như cho

Sau gần một tháng giá chanh ở mức thấp thì hiện nay giá tăng trở lại. Hiện chanh không hạt giá tăng lên 8.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg).