Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên các loại cây trồng
Cụ thể, hướng dẫn bà con nông dân theo dõi diện tích lúa mùa chuẩn bị thu hoạch để hạn chế đổ ngã, chú ý bệnh đạo ôn lá, cổ bông, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, đảm bảo năng suất lúa vụ mùa.
Đồng thời có kế hoạch vệ sinh đồng ruộng, đắp bờ giữ nước cày ải chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp cho vụ Đông Xuân sắp tới.
Các đơn vị có diện tích trồng mía thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại, chú ý bệnh trắng lá mía phát sinh và phòng ngừa kịp thời nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Theo báo cáo, đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng hơn 4.000 ha lúa vụ mùa, 4.400 ha mỳ và trên 19.000 ha mía.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 3.7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp Trạm Khuyến nông Hoài Ân tổng kết Mô hình trồng bắp lai thâm canh trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được triển khai thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong với quy mô 3 ha, sử dụng giống SSC586, có 32 hộ nông dân tham gia.

Chuyển từ hình thức trồng dưa hấu lấy trái truyền thống, thời gian gần đây, nông dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện trồng dưa hấu lấy nụ cho lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.