Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên các loại cây trồng
Cụ thể, hướng dẫn bà con nông dân theo dõi diện tích lúa mùa chuẩn bị thu hoạch để hạn chế đổ ngã, chú ý bệnh đạo ôn lá, cổ bông, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, đảm bảo năng suất lúa vụ mùa.
Đồng thời có kế hoạch vệ sinh đồng ruộng, đắp bờ giữ nước cày ải chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp cho vụ Đông Xuân sắp tới.
Các đơn vị có diện tích trồng mía thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại, chú ý bệnh trắng lá mía phát sinh và phòng ngừa kịp thời nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Theo báo cáo, đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng hơn 4.000 ha lúa vụ mùa, 4.400 ha mỳ và trên 19.000 ha mía.
Có thể bạn quan tâm

Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10 - 40%. Không những vậy, phương pháp này đã tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20 - 40%

Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Ngày 22/5/2015, tại Bạc Liêu, Tổng cục Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phối hợp với Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, định hướng năm 2030”

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Ở nước ta vào mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi rất lớn đối với sức khoẻ vật nuôi, đặc biệt nắng nóng gây thiệt hại lớn trên đàn bò sữa như giảm sản lượng sữa, dễ phát sinh các bệnh cảm nắng, cảm nóng, ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác gây thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí gây chết bò sữa nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.