Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Báo Mất Mùa Sầu Riêng

Dự Báo Mất Mùa Sầu Riêng
Ngày đăng: 16/06/2012

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến vụ thu hoạch sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) nhưng tại các nhà vườn trồng sầu riêng, năng suất rất thấp, chỉ bằng 30 - 40% so với mọi năm. Ảnh hưởng của cơn bão số 1, thời tiết nhiều mưa và vụ sầu riêng năm ngoái kéo dài là những nguyên nhân gây mất mùa sầu riêng năm nay. Dự báo, sản lượng sầu riêng năm nay sẽ thấp và giá cả sẽ nâng lên.

Những ngày này, đi thăm các nhà vườn trồng sầu riêng ở Khánh Sơn, đều thấy những cái lắc đầu của những chủ vườn sầu riêng. Ông Trần Văn Quốc, chủ một trang trại tại thôn Liên Hòa (Sơn Bình, Khánh Sơn) cho biết, cả vườn sầu riêng của ông rộng 2 ha với hơn 200 cây, thường xuyên được tưới và đang độ sung mãn nhưng chỉ lèo tèo một vài cây có trái, chủ yếu là các giống trồng từ hạt. Ông Quốc cho rằng, tuy ra bông khá nhiều nhưng hầu hết đều bị rụng do sương muối, mặc dù ông đã dùng nhiều loại chất kích thích ra hoa, dưỡng bông, dưỡng trái. Ông Quốc nhận định, vụ sầu riêng năm nay chắc chắn sẽ thất thu bởi đến thời điểm này, nếu sầu riêng không đậu quả thì không có sầu riêng chính vụ?



Ông Nguyễn Bá Chiến, một người có kinh nghiệm trồng sầu riêng ở Khánh Sơn cũng chung nhận xét như ông Quốc. Theo ông Chiến, do ảnh hưởng của bão số 1, trên địa bàn lại thường xuyên có mưa, mưa sớm, khiến việc hãm đọt rất khó. Sầu riêng không chịu ra hoa mà tiếp tục ra lá, cho dù nhà vườn đã xịt rất nhiều loại thuốc kích thích ra hoa. Chính sự cạnh tranh dinh dưỡng này làm cho cây không tạo được mầm hoa, nếu có ra hoa cũng không thể đậu quả và rụng nhiều, cùng với số lượng bông hạn chế do thời tiết thất thường làm nấm, bệnh phát triển. Với tình hình như vậy, sản lượng năm nay chỉ bằng 30 - 40% so với năm ngoái.

Vụ sầu riêng Khánh Sơn thu hoạch rộ vào khoảng tháng 7 - 8 âm lịch, ra bông tập trung vào khoảng tháng 1, 2 âm lịch. Các giống như Mongthoong kéo dài 6 tháng, thời gian xả nhụy đến thu hoạch kéo dài 160 - 165 ngày; giống Chín Hóa và Ri 6 khoảng 150 ngày. Hiện nhiều người vẫn hy vọng sầu riêng sẽ tiếp tục ra hoa lứa 2, 3 để bù lại sản lượng do mất mùa.

Các chủ trang trại sầu riêng tại Sơn Bình rất băn khoăn không biết cha con ông Nguyễn Thế Hiển (một chủ trang trại tại Sơn Bình) dùng thuốc gì mà sầu riêng vẫn đạt hiệu quả cao. Ông Hiển tiết lộ, trong thời gian kích thích ra hoa, ông tăng cường dinh dưỡng nhiều hơn mọi năm từ 2 - 3 lần. Năm 2011, ông bón 0,5 kg NPK mỗi gốc, còn năm nay tăng lên 1 - 1,5 kg/gốc sầu riêng. Ngoài ra, ông Hiển còn dùng KNO3 bón trực tiếp trên lá để kích thích mầm hoa. Nhờ vậy, tỉ lệ hoa đậu tới 70%, cao hơn nhiều so với các nhà vườn khác. Ông Hiển nhận định, năm nay không những sầu riêng mất mùa mà chi phí vật tư lại quá cao, không có lợi cho nông dân. Giá vật tư, phân bón phục vụ cây sầu riêng tăng 5 - 20%. Phân Urê tăng 75.000 đồng/bao 50 kg so với giá 505.000 đồng/bao trước đây; phân lân tăng 20 - 30 ngàn đồng/bao; phân NPK tương đối bình ổn, 600.000 đồng/bao 50 kg. Ngoài ra, giá công lao động cũng tăng. Trong khi đó, giá các loại nông sản đều đứng, thậm chí xuống giá. Việc cung cấp vật tư, thuốc chuyên dùng tại các đại lý ở K
hánh Sơn lại chưa bảo đảm, chưa đầy đủ, đặc biệt là các loại thuốc chống nấm, kích thích ra hoa, đậu quả, nhiều loại chưa đủ hàm lượng ghi trên bao bì, buộc người mua phải tìm về xuôi để mua.

Mất mùa, nhiều nhà vườn chạy đôn chạy đáo tìm mua các loại chất kích thích ra hoa, đậu trái về sử dụng. Đây cũng là dịp để các nhà vườn nghiên cứu, thử nghiệm các loại chất kích thích do mình phối hợp. Ông Chiến cho rằng, vụ sầu riêng này thất thu một phần còn do vụ năm ngoái kéo dài khiến cho thời gian nghỉ của cây chưa đủ, do vậy cây chưa thể ra hoa. Nếu biết áp dụng kỹ thuật, có thể làm cho mầm hoa phân hóa, kích thích ra hoa trái vụ. Theo ông, trong trường hợp cấp bách, có thể dùng Kali trắng (KCl) “đánh” vào đọt, sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Với cách làm này, ông hy vọng sẽ tạo ra đợt trái mới, cho thu hoạch vào tháng 11, 12 âm lịch.

Nhiều chủ vườn cho biết, mọi năm, đến thời điểm này, đã có thương lái về tìm mua, đặt cọc, nhưng hiện tại không thấy bóng tư thương. Hiện tại, giá sầu riêng đã khá cao: 35.000 đồng/kg, nhưng nhà vườn lại không có sầu riêng để bán (năm 2011, giá sầu riêng là 18.000 - 20.000 đồng/kg). Các chủ vườn hy vọng, không được mùa nhưng được giá cũng phần nào bớt thua lỗ cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

03/09/2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

03/09/2015
Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.

03/09/2015
Nhà vườn trồng thanh long gặp khó Nhà vườn trồng thanh long gặp khó

Hiện nay, nhà vườn trồng thanh long chuyên canh tại các xã thuộc huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thanh long đang nằm ở mức thấp. Hơn nửa, dịch bệnh trên thanh long đang bùng phát một cách khó kiểm soát khiến cho nhà vườn trồng thanh long lo lắng hơn.

03/09/2015
Thu nhập cao từ trồng dứa trái vụ Thu nhập cao từ trồng dứa trái vụ

Từ gốc dứa trồng muộn vẫn cho thu hoạch với những quả thơm ngon, gia đình anh Phạm Đăng Luân, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) đã quyết định mở rộng diện tích dứa trái vụ. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, dứa trái vụ còn giúp gia đình anh có thêm thu nhập nhờ đầu ra thuận lợi.

03/09/2015