Dự Án Trồng Thí Điểm Cà Phê Ở Tủa Chùa Thất Bại Nhìn Thấy

Dự án trồng thí điểm cây cà phê ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) được triển khai từ tháng 4/2012, bằng nguồn vốn Danida (Đan Mạch) với tổng số vốn hơn 91 triệu đồng. Cà phê được trồng thí điểm trên diện tích 2,9ha của bản Huổi Lực I, II, xã Mường Báng. Khi tiến hành triển khai dự án, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cho người dân; đồng thời cử cán bộ xuống hướng dẫn người dân đào hố, bón vôi, bón phân và trồng cây.
Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.
Anh Mùa A Sánh, cán bộ khuyến nông xã Mường Báng theo dõi sự phát triển của cây cà phê trồng thí điểm tại bản Huổi lực, xã Mường Báng.
Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, ông Đỗ Xuân Huấn, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: Mặc dù người dân đã được tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên việc chăm sóc cà phê chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, người dân chưa thực sự nỗ lực trong việc đầu tư công sức chăm bón cho cây cà phê. Trong khi đó, một số cây giống trồng khi còn non cộng với thời tiết khô hạn thiếu nước tưới cho cây, người dân lại tận dụng trồng xen kẽ một số loại cây trồng khác vào diện tích cà phê như: chuối, ngô… làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cà phê. Ngoài ra, một phần diện tích đất trồng thí điểm cà phê là đất bạc màu không thuận lợi cho sự phát triển cây cà phê; người dân chăn nuôi gia súc thả rông cũng phá hoại cây cà phê.
Để tìm hiểu thực tế, chúng tôi được anh Mùa A Sánh, cán bộ khuyến nông xã Mường Báng dẫn đến gặp một số gia đình có diện tích cà phê trồng thí điểm ở bản Huổi Lực I, xã Mường Báng. Dẫn chúng tôi ra thăm diện tích cà phê trồng thí điểm của gia đình mình, anh Lò Văn Thợi cho biết: đầu năm 2012, gia đình anh trồng thí điểm cà phê trên diện tích 2.000m2 nhưng đến cuối năm diện tích cà phê của gia đình anh bị chết mất một nửa. Nguyên nhân là do gia đình anh bón phân cho cà phê không đúng kỹ thuật, diện tích cà phê còn lại phát triển rất chậm. Ngay cạnh diện tích cà phê của gia đình anh Thợi là 3.000m2 cà phê của gia đình anh Lò Văn Phắn cũng đã có nhiều cây bị chết và phát triển chậm do một số cây giống được trồng khi còn non cộng với thời tiết khô hạn nên thiếu nước.
Nhằm giúp người dân khắc phục diện tích cà phê bị chết, vào tháng 6 vừa qua, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đã cấp 5.000 cây giống cà phê để trồng thay thế. Đồng thời, Phòng tiếp tục cử cán bộ xuống hướng dẫn người dân tích cực đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê. Song để dự án trồng thí điểm cà phê ở Tủa Chùa thực sự hiệu quả, đòi hỏi Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện và người dân huyện Tủa Chùa sớm có biện pháp khắc phục tình trạng cà phê bị chết đồng thời đầu tư chăm sóc tích cực hơn nữa cho cây cà phê. Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cà phê của người dân cần được nâng cao nếu không việc thất bại trong việc trồng thí điểm cà phê ở huyện Tủa Chùa là không thể tránh khỏi.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lã Văn Thảo - Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay đã được cải tiến phương thức công nghệ; hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.