Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự án trồng ớt ở Hà Tĩnh nông dân, chính quyền, doanh nghiệp cùng chia sẻ

Dự án trồng ớt ở Hà Tĩnh nông dân, chính quyền, doanh nghiệp cùng chia sẻ
Ngày đăng: 07/09/2015

Sau vụ mùa đó, cả doanh nghiệp, chính quyền, nông dân đã cùng nhau chia sẻ, gánh vác về hậu quả.

Mất mùa trong nông nghiệp là điều khó tránh khỏi

Như Infonet đã thông tin qua hai bài viết “ Cay đắng vì trồng ớt cho doanh nghiệp” và “Hà Tĩnh: Ớt mất mùa, doanh nghiệp bỏ chạy, dân chịu cay” phản ánh việc người dân xã Phương Mỹ trồng ớt cay cho doanh nghiệp nhưng ngay vụ đầu tiên đã mất mùa, sản phẩm bán ra không được nhiều, giá thành thấp.

Về việc này, phía đại diện Công ty Napaga cho biết, dự án ớt trồng tại xã Phương Mỹ nằm trong ớt cay xuất khẩu ra thị trường Hàn Quốc. Theo yêu cầu của phía nước ngoài, ớt này để làm tương, phải đạt chuẩn như trong bản hợp đồng là quả ớt đẹp, trơn tru, nằm vừa lọt vào lòng bàn tay. Vụ ớt vừa rồi, dân trồng không đạt yêu cầu.

Thế nhưng, để tạo thuận lợi cho dân, phía doanh nghiệp đã cố gắng bao tiêu sản phẩm. Đồng thời khuyến cáo dân, số ớt không bán được có thể đem phơi khô làm phụ phẩm sau này doanh nghiệp sẽ mua lại giá thành hợp lý. Vì lý do nào đó, một số người dân thay vì thu hoạch bán cho doanh nghiệp đã đem nhổ vứt đi.

Nguyên nhân thất bại vụ ớt đầu tiên tại Phương Mỹ đã được báo cáo đầy đủ qua các cuộc họp, hội nghị tại UBND xã. Đó là do vụ ớt trồng lệch mùa, trồng trúng thời điểm nắng nóng đỉnh điểm 420C, dẫn đến khi trổ quả ớt bị nhiễm bệnh nặng, quả ớt không đạt năng suất.

Trong cuộc họp giữa chính quyền, dân và doanh nghiệp vào tháng 7/2015 tại UBND xã Phương Mỹ, một vị nông dân đã dứng dậy phát biểu giữa hội nghị: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là việc phải làm. Lấy cây ớt trồng thí điểm là sự lựa chọn khả thi. Việc mất mùa ngay vụ đầu nguyên nhân chính là do thiên tai, kinh nghiệm chưa có.

Cần hơn nữa sự phối hợp giữa doanh nghiệp và người dân để những vụ ớt sau đạt kết quả cao. Phép toán kinh tế cuối cùng người nông dân vẫn là đối tượng hưởng lợi đầu tiên.

Người dân hãy cùng chia sẻ với doanh nghiệp

Sau nhiều cuộc họp, đối thoại người dân đã nhận ra vụ trồng ớt mất mùa là ngoài ý muốn. Do điều kiện tự nhiên, nắng nóng kéo dài và ớt bị nhiễm bệnh. Người dân cũng đã hết sức chia sẻ với doanh nghiệp, đồng lòng cùng doanh nghiệp để đi đến sự đồng thuận cuối cùng là cùng gánh hậu quả về thiệt hại kinh tế.

Cũng theo ông Phạm Duy Thái, Giám đốc Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp Napaga, vào ngày 22/8, công ty nhận được công văn của UBND xã Phương Mỹ về việc đề nghị công ty tiếp tục giảm công nợ cho các tổ hợp tác trồng ớt. Phía công ty đã đồng ý với nội dung: Để giảm thiểu tổn thất cho các hộ dân tham gia dự án ớt, cũng như chia sẻ những khó khăn trong rủi ro sản xuất, công ty đồng ý tiếp tục giảm 50% số công nợ còn phải trả, tương ứng hơn 26 triệu đồng cho các hộ dân tham gia dự án.

Đồng thời ông Thái cũng cho biết, vụ mùa sau nếu công ty tiếp tục phối hợp với địa phương để trồng ớt cay thì UBND xã sẽ bố trí quỹ đất để trồng tập trung. Công ty sẽ trồng thêm một số loại cây phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Địa phương phải thay đổi hình thức sản xuất phù hợp với tình hình thực tế và để tránh khỏi những thiệt hại như trồng ớt cay.

Vụ trồng ớt vừa rồi, phía công ty Napaga khẳng định họ đã mất tiền tỷ, sau khi phá vỡ hợp đồng với phía đối tác nước ngoài là Hàn Quốc. Vì sản phẩm thu mua không đủ cho họ. Theo tính toán, riêng tại Hà Tĩnh công ty phải trồng được 500ha ớt thì mới đủ cung ứng cho đối tác Hàn Quốc. Có nghĩa, đầu ra của sản phẩm là thừa sức, không có chuyện dân trồng ớt mà không có thị trường đầu ra.

Quan trọng dân tập trung mọi kỹ năng, sức lực, tâm huyết để trồng ớt. Theo phép toán kinh tế, trồng ớt rất có lợi về kinh tế, thu nhập cao nếu ớt được mùa, đạt sản lượng cao - ông Thái khẳng định.

Ông Thái cũng thừa nhận, vùng đất Hà Tĩnh, nhất là Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê… là vùng đất rất hợp để trồng ớt, chanh leo, gấc xuất khẩu. Bản thân công ty rất mong muốn chính quyền Hà Tĩnh, các ban, ngành, người dân tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục vào đầu tư, làm ăn kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Tích Luỹ Kỹ Thuật Để Làm Giàu Tích Luỹ Kỹ Thuật Để Làm Giàu

Giống như mọi ngày, hôm nay, khi mặt trời vừa ló dạng, ông Bảy Khắc (Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thong thả tập kết thức ăn lên xuồng, bơi trên đầm cho tôm ăn. Vừa cho tôm ăn, ông đưa mắt nhìn những cánh quạt đang quay đều mà lòng đầy phấn khởi, hy vọng vụ tôm này sẽ thắng lợi như năm trước.

31/01/2015
Khuyến Khích Đóng Tàu Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Khuyến Khích Đóng Tàu Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá

Trước yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không liên quan đến đánh bắt, khai thác hải sản nên vẫn khuyến khích bà con, doanh nghiệp đầu tư, còn tàu đánh bắt xa bờ thì phải phát triển đúng quy hoạch để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

31/01/2015
Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015 Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.

31/01/2015
Hấp Dẫn Gà “Tiến Vua” Hấp Dẫn Gà “Tiến Vua”

“Gà “tiến vua”có đôi chân rất to, sần sùi, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 4,5kg. Đây là giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường được dùng để “tiến vua” ngày xưa” - ông Nguyễn Văn Bộ (ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết.

31/01/2015
Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

31/01/2015