Dự án trồng cao su đại điền tại Phú Thọ thất bại hoàn toàn

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, cho biết tỉnh sẽ phá bỏ toàn bộ diện tích trồng cây cao su để chuyển sang các cây trồng khác.
Thời gian tới, tỉnh không định hướng quy hoạch phát triển cây cao su.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ, năm 2010 dự án thí điểm trồng cây cao su được triển khai tại Xí nghiệp Chè Vạn Thắng (thuộc Công ty cổ phần Chè Phú Thọ) trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê với diện tích 4ha, đến năm 2012 tăng lên 197ha.
Dự kiến sau trồng thử nghiệm thành công, tỉnh sẽ phát triển thành dự án với quy mô lớn, sản xuất tập trung, đưa cây cao su thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
Tuy nhiên sau 6 năm triển khai, toàn bộ diện tích trồng cây cao su phát triển chậm, không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này do không chịu được thời tiết rét đậm, rét hại.
Chỉ trong đợt rét đậm, rét hại xảy ra năm 2011 trên địa bàn tỉnh, hơn 12.000 cây bị chết (25%), gần 2.000 cây chết nửa thân và hơn 34.000 cây còn lại bị rụng lá.
Mặc dù những cây rụng lá đã hồi phục, cây chết nửa thân được xử lý cắt ngang thân chờ nảy chồi trở lại, những cây chết được trồng dặm lại hoặc ghép mắt nhưng do không chịu được các đợt rét tiếp theo nên hầu hết diện tích cao su sinh trưởng không bình thường và khi thu hoạch không cho sản lượng cao.
Mặc dù chưa thí điểm thành công, nhưng tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt quy hoạch diện tích cao su đến năm 2020 là 13.450ha, trong đó 10.305ha đại điền tập trung tại 5 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê.
Cùng với việc quy hoạch quỹ đất phục vụ trồng cây cao su, tỉnh chủ trương quy hoạch nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su và cơ sở hạ tầng như làm đường, điện vào các nông trường và nhà máy trong vùng cao su tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh vừa được nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Đà Nẵng triển khai tại Cù Lao Chàm (TP.Hội An) đã mở ra hướng, tạo sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng tại đây mà không phải cần đất sản xuất.

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

Tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra từ nhiều năm qua và hiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn nếu không có giải pháp phòng, chống hiệu quả.