Dự án trồng cao su đại điền tại Phú Thọ thất bại hoàn toàn

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, cho biết tỉnh sẽ phá bỏ toàn bộ diện tích trồng cây cao su để chuyển sang các cây trồng khác.
Thời gian tới, tỉnh không định hướng quy hoạch phát triển cây cao su.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ, năm 2010 dự án thí điểm trồng cây cao su được triển khai tại Xí nghiệp Chè Vạn Thắng (thuộc Công ty cổ phần Chè Phú Thọ) trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê với diện tích 4ha, đến năm 2012 tăng lên 197ha.
Dự kiến sau trồng thử nghiệm thành công, tỉnh sẽ phát triển thành dự án với quy mô lớn, sản xuất tập trung, đưa cây cao su thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
Tuy nhiên sau 6 năm triển khai, toàn bộ diện tích trồng cây cao su phát triển chậm, không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này do không chịu được thời tiết rét đậm, rét hại.
Chỉ trong đợt rét đậm, rét hại xảy ra năm 2011 trên địa bàn tỉnh, hơn 12.000 cây bị chết (25%), gần 2.000 cây chết nửa thân và hơn 34.000 cây còn lại bị rụng lá.
Mặc dù những cây rụng lá đã hồi phục, cây chết nửa thân được xử lý cắt ngang thân chờ nảy chồi trở lại, những cây chết được trồng dặm lại hoặc ghép mắt nhưng do không chịu được các đợt rét tiếp theo nên hầu hết diện tích cao su sinh trưởng không bình thường và khi thu hoạch không cho sản lượng cao.
Mặc dù chưa thí điểm thành công, nhưng tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt quy hoạch diện tích cao su đến năm 2020 là 13.450ha, trong đó 10.305ha đại điền tập trung tại 5 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê.
Cùng với việc quy hoạch quỹ đất phục vụ trồng cây cao su, tỉnh chủ trương quy hoạch nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su và cơ sở hạ tầng như làm đường, điện vào các nông trường và nhà máy trong vùng cao su tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Nghệ An là một trong số ít địa phương có nguồn dược liệu phong phú, quý hiếm được Viện Dược liệu ghi nhận. Tuy nhiên, một thời gian dài nơi đây xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt cây dược liệu, đem bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt, trong khi nhập thuốc đông y về với giá “cắt cổ”, chất lượng không kiểm soát được.

Năng suất ngô chính vụ năm 2015 của huyện Sa Pa đạt 34 tạ/ha.

Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã xuống giống được 3.963ha màu các loại. Trong đó, khoai lang 204ha, sắn 20ha, bắp 149ha, ớt chỉ thiên 108ha, cải bắp 40ha, dưa hấu 1.090ha, cà nâu 11ha, dưa leo 20ha, hành tím 165ha, bí đỏ 383ha, rau các loại 678ha, đậu phộng 554ha, mía 150ha, đậu xanh 197ha, dây thuốc cá 185ha....
Hay tin khoai lang rớt giá, trong thời gian ngắn đã có nhiều đơn vị đến tìm hiểu thu mua nhằm hỗ trợ nông dân trong lúc khó khăn. Đây không phải là giải pháp lâu dài nhưng việc làm đã mang ý nghĩa thiết thực, được cộng đồng xã hội đánh giá cao.

Ngày 13/8, tại TP Hồ Chí Minh, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Trí Việt, tổ chức buổi “Tọa đàm về giống cây trồng biến đổi gen”.