Dự án trồng cao su đại điền tại Phú Thọ thất bại hoàn toàn

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, cho biết tỉnh sẽ phá bỏ toàn bộ diện tích trồng cây cao su để chuyển sang các cây trồng khác.
Thời gian tới, tỉnh không định hướng quy hoạch phát triển cây cao su.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ, năm 2010 dự án thí điểm trồng cây cao su được triển khai tại Xí nghiệp Chè Vạn Thắng (thuộc Công ty cổ phần Chè Phú Thọ) trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê với diện tích 4ha, đến năm 2012 tăng lên 197ha.
Dự kiến sau trồng thử nghiệm thành công, tỉnh sẽ phát triển thành dự án với quy mô lớn, sản xuất tập trung, đưa cây cao su thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
Tuy nhiên sau 6 năm triển khai, toàn bộ diện tích trồng cây cao su phát triển chậm, không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này do không chịu được thời tiết rét đậm, rét hại.
Chỉ trong đợt rét đậm, rét hại xảy ra năm 2011 trên địa bàn tỉnh, hơn 12.000 cây bị chết (25%), gần 2.000 cây chết nửa thân và hơn 34.000 cây còn lại bị rụng lá.
Mặc dù những cây rụng lá đã hồi phục, cây chết nửa thân được xử lý cắt ngang thân chờ nảy chồi trở lại, những cây chết được trồng dặm lại hoặc ghép mắt nhưng do không chịu được các đợt rét tiếp theo nên hầu hết diện tích cao su sinh trưởng không bình thường và khi thu hoạch không cho sản lượng cao.
Mặc dù chưa thí điểm thành công, nhưng tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt quy hoạch diện tích cao su đến năm 2020 là 13.450ha, trong đó 10.305ha đại điền tập trung tại 5 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê.
Cùng với việc quy hoạch quỹ đất phục vụ trồng cây cao su, tỉnh chủ trương quy hoạch nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su và cơ sở hạ tầng như làm đường, điện vào các nông trường và nhà máy trong vùng cao su tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 10/2015 ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13,6% so với tháng 10/2014. Tính chung 10 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,19 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam đang đối mặt với nghịch lý xuất nhập trái cây khi đường ra thị trường nước ngoài gian nan, trong khi đường vào lại quá dễ dàng.

Tuy khả năng ngập úng do lũ lớn không còn nhưng nhà nông Hậu Giang khó tránh khỏi những khó khăn, tổn thất trong suốt quá trình sản xuất vụ lúa Đông xuân 2015-2016.

Nhờ mạnh dạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mà thời gian qua bộ mặt huyện Phụng Hiệp đã được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định hỗ trợ 284,5 tỷ đồng cho Hà Tĩnh và 18 địa phương khác từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 và vụ Hè Thu năm 2015.