Dự Án Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt 2,5 Tỷ Đồng

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.
Mô hình được thực hiện tại 6 xã: Trung Hiếu, Trung Ngãi, Thanh Bình, Quới An, Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, với 6 mô hình cá lóc sinh sản, 6 mô hình ương giống cá lóc đến giai đoạn 45 ngày tuổi và 42 mô hình nuôi cá lóc thương phẩm.
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 2,5 tỷ, trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học- công nghệ Trung ương và địa phương hỗ trợ trên 1,54 tỷ đồng, còn lại là kinh phí đối ứng của người nuôi.
Nếu người nuôi cá lóc thương phẩm đúng quy trình kỹ thuật thì tỷ lệ lợi nhuận có thể đạt trên 30% so tổng kinh phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị xử lý nghiêm hành vi nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, kiểm điểm các đơn vị và cá nhân liên quan.

Đây là nhận định trong báo cáo của Ban chỉ đạo sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình Bộ Chính trị tại cuộc họp ngày 14-3.

Sinh ra trong gia đình phi nông nghiệp, nhưng từ nhỏ Bùi Trung Hiếu (ngụ ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) rất mê hoa lan.

Không rõ câu nói “Thành công không đợi tuổi” của ai, song tôi thấy rất đúng với chàng trai xứ cọ Nguyễn Minh Đăng (sinh năm 1989, ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, Phú Thọ).

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm Khuyến nông Diễn Châu xây dựng "Mô hình nuôi cua thương phẩm" tại hộ ông Trần Lộc, xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, với quy mô diện tích mặt nước ao 0,5 ha, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 40 con/kg.