Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột phá cánh đồng lớn

Đột phá cánh đồng lớn
Ngày đăng: 23/10/2015

Tăng gấp 5

Qua mỗi năm thực hiện, phong trào xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) SX lúa ở Long An càng sôi nổi.

Từ 11 CĐL năm 2011 lên 40 CĐL năm 2015.

Diện tích CĐL từ 2.477 ha năm 2011 lên 13.287 ha năm 2015 (gấp hơn 5 lần).

Số hộ dân tham gia từ 1.115 hộ năm 2011 tăng lên 5.572 hộ năm 2015.

Theo Sở NN-PTNT Long An, đến tháng 10/2015, trên 6.610 ha diện tích lúa trong CĐL đã thu hoạch, năng suất (khô) ước đạt 68 tạ/ha, sản lượng 44.962 tấn.

Tỷ lệ thu mua lúa của DN trong CĐL đạt 97% sản lượng.

DN tổ chức thu mua với giá cao hơn thị trường 100 - 200 đồng/kg, nông dân có lợi nhuận từ 20 - 25 triệu đồng/ha, cao hơn từ 3 - 5 triệu đồng/ha so với SX bên ngoài.

Vụ lúa HT 2015, toàn tỉnh có 18 DN ký kết với nông dân thực hiện cánh đồng lớn, trên tổng diện tích 12.635 ha.

Trong đó, 8 DN tham gia theo hình thức cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra ở 22 cánh đồng, diện gieo sạ 9.786 ha và 3.663 hộ tham gia; 10 DN tham gia theo hình thức đăng ký đặt hàng, bao tiêu 2.849 ha lúa cuối vụ.

 Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Long An đã phối hợp với một số đơn vị, DN có uy tín để tiếp tục ổn định SX và tiêu thụ lúa Nàng thơm Chợ Đào tại xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước với diện tích 119 ha.

DN tổ chức thu mua với giá 10.000 đồng/kg, cao hơn thị trường 500 - 600 đồng/kg.

Để nhân rộng mô hình SX lớn có hiệu quả, nhất là mô hình liên kết “4 nhà”, tỉnh đã củng cố và đẩy mạnh việc thành lập HTX, tổ hợp tác, CLB SX nông nghiệp, tăng cường hoạt động khuyến nông, BVTV…

Chuỗi khép kín

Khó khăn lớn nhất khi bắt tay thực hiện CĐL là việc các DN tham gia hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều.

DN, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết hợp đồng.

Tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn hạn chế.

Người nông dân SX nhỏ, manh mún, chưa quen cũng như chưa thấy được lợi ích của liên kết.

Một số nơi chưa có HTX hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa đủ sức tổ chức và hỗ trợ nông dân.

Mặt khác, các chủ trương chính sách về khuyến khích, phát triển CĐL chưa thực sự được cụ thể hóa, một số địa phương chưa thấy hết được ý nghĩa, lợi ích của CĐL nên chưa tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Để giải quyết vấn đề này, sau khi có Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐLcó hiệu lực, UBND tỉnh Long An đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng CĐL giai đoạn 2015 - 2020 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Ban điều hành được thành lập theo 3 cấp: Cấp tỉnh do PGĐ Sở NN-PTNT làm Trưởng ban, các thành viên gồm Trung tâm Khuyến nông, Chi cục BVTV, Phòng Trồng trọt, các DN cung ứng đầu vào và các DN thu mua bao tiêu sản phẩm cho chương trình;

Với những thành quả đạt được, tỉnh Long An tiếp tục kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2015 - 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng SX hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

Cấp huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và các thành viên gồm: Phòng Nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các Trạm: Khuyến nông, BVTV;

Cấp xã do Chủ tịch xã làm Trưởng ban và các thành viên gồm các ngành trên địa bàn xã.

Toàn bộ hoạt động của chương trình dưới sự quản lý điều hành chỉ đạo của Ban điều hành chương trình cấp tỉnh - huyện - xã, thông qua quy chế làm việc phân công công việc, chế độ sinh hoạt, báo cáo.

Để nâng cao chuỗi giá trị, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân, việc xây dựng các chuỗi liên kết, tiêu thụ lúa khép kín được ngành nông nghiêp Long An quan tâm đầu tư.

Sở NN-PTNT Long An đã phối hợp với 11 DN tham gia liên kết SX và tiêu thụ lúa cho CĐL.

Trong đó có 6 DN thu mua lúa kết hợp với 5 DN cung ứng vật tư gồm:

Cty CP BVTV An Giang liên kết với Cty Đạm Cà Mau; Cty Lương thực Long An liên kết với Trung tâm Khuyến nông, Cty CP Hóa chất & dầu khí Đông Nam bộ (Đạm Phú Mỹ), Cty TNHH Hóa Nông Hợp Trí; Cty CP Tân Đồng Tiến liên kết với Cty CP Phân bón Bình Điền, Cty CP BVTV Sài Gòn...

Các hình thức liên kết SX, tiêu thụ lúa được xây dựng phong phú và đa dạng như: Cung ứng vật tư đầu vào (giống xác nhận, phân bón, thuốc BVTV, ứng trước bằng tiền mặt 7 - 10 triệu đ/ha không tính lãi); hỗ trợ kỹ thuật từ SX đến thu hoạch; bao tiêu thu mua lúa cuối vụ với giá cao hơn thị trường tại thời điểm từ 100 - 150 đồng/kg.

Cty CP Đầu tư Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITARICE mua lúa tươi tại ruộng với giá cao hơn thị trường từ 5 - 10%.

Cty CP BVTV An Giang hỗ trợ chi phí vận chuyển lúa đến nhà máy (nếu bán lúa tại nhà máy), sấy lúa và lưu kho miễn phí trong thời gian 30 ngày (nếu chờ giá lúa lên).

Hình thức đăng ký đặt hàng bao tiêu với 6 DN tham gia: Cty TNHH Vĩnh Thịnh Phát, DNTN Phước Thành II, Cty CP Xây lắp Cơ khí và lương thực - thực phẩm (MecoFood), Cty TNHH Thịnh Phát, Cty Lương thực - thực phẩm Long An, Cty Lương thực Long An.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Giới Hóa Giải Pháp Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Mía Cơ Giới Hóa Giải Pháp Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Mía

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

28/08/2014
Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.

28/08/2014
Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Theo Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, các cấp hội trên địa bàn đã dựa vào thực tiễn của mình để đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

28/08/2014
Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chế Phẩm Vi Sinh Vật Đa Chức Năng Nhân Rộng Cách Làm Cho Người Dân Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chế Phẩm Vi Sinh Vật Đa Chức Năng Nhân Rộng Cách Làm Cho Người Dân

Vừa qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và thực hành về sản xuất phân bón từ chế phẩm vi sinh vật đa chức năng tại thôn 1, xã Đắk Som (Đắk Glong) và được người dân nơi đây vui mừng tiếp nhận.

28/08/2014
Đầu Tư, Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Trình Thủy Lợi Thúc Đẩy Nông Nghiệp Phát Triển Đầu Tư, Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Trình Thủy Lợi Thúc Đẩy Nông Nghiệp Phát Triển

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh thì toàn tỉnh hiện có 200 công trình thủy lợi; trong đó có 94 hồ chứa và đập dâng, 6 công trình trạm bơm, kênh tiêu, kênh tưới, hàng năm, phục vụ nước tưới cho gần 34.000 ha cây trồng các loại, gồm: 5.000 ha lúa nước hai vụ, trên 2.000 ha rau màu, 27.000 ha cà phê, hồ tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày... chiếm 54% tổng diện tích cây trồng. Trong số đó, nhiều công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả thiết thực.

28/08/2014