Đồng Văn cải tạo tầm vóc đàn dê

Theo đó, huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng tiến hành khảo sát chọn 42 dê cái giống địa phương đủ tiêu chuẩn đang làm giống tại các xã, thị trấn của huyện và 4 dê đực lai lấy giống từ Trung tâm dê, thỏ Sơn tây (Hà Nội) đưa về chăm sóc tại Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng. Tổng nguồn vốn thực hiện Phương án là 368 triệu đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Đàn dê giống được chăm sóc tốt nên đã thích nghi và phát triển ổn định. Sau khi dê giống sinh sản, các con dê lai cái sẽ được hỗ trợ cho người dân để cải tạo đàn, khắc phục tình trạng suy thoái do phối giống đồng huyết. Theo tính toán, sau cải tạo giống, dê sẽ có trọng lượng trung bình từ 45 – 60kg/con tăng gần gấp đôi so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.