Đồng Văn cải tạo tầm vóc đàn dê

Theo đó, huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng tiến hành khảo sát chọn 42 dê cái giống địa phương đủ tiêu chuẩn đang làm giống tại các xã, thị trấn của huyện và 4 dê đực lai lấy giống từ Trung tâm dê, thỏ Sơn tây (Hà Nội) đưa về chăm sóc tại Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng. Tổng nguồn vốn thực hiện Phương án là 368 triệu đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Văn cho biết: Đàn dê giống được chăm sóc tốt nên đã thích nghi và phát triển ổn định. Sau khi dê giống sinh sản, các con dê lai cái sẽ được hỗ trợ cho người dân để cải tạo đàn, khắc phục tình trạng suy thoái do phối giống đồng huyết. Theo tính toán, sau cải tạo giống, dê sẽ có trọng lượng trung bình từ 45 – 60kg/con tăng gần gấp đôi so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Đào lộn hột hay còn được gọi là caju, cajueiro, chúng có hình dáng kỳ lạ và là loại quả "hái" ra tiền ở nhiều quốc gia.

Ngay tại bàn trái cây phục vụ diễn đàn “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập, kinh nghiệm từ ĐBSCL” do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Cần Thơ trong hai ngày 1 - 2.10, ngoài dưa hấu còn có bòn bon Thái Lan.

Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết ông Lê Văn Nưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang chấp thuận đề xuất của sở này về việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt là loại cây đặc thù ở vùng Thất Sơn tập trung tại 2 huyện miền vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên.

Càng về những tháng cuối năm, các loại trái cây, rau xanh và nhiều loại nông sản thực phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan lại càng dội vào thị trường nội địa…

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.