Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp tháo gỡ khó khăn cho thực hiện VietGAP trên cá tra

Đồng Tháp tháo gỡ khó khăn cho thực hiện VietGAP trên cá tra
Ngày đăng: 02/06/2015

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản thì Đồng Tháp có nhiều lợi thế trong việc thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi cá tra, vì hiện tại, có hơn 75% diện tích vùng nuôi của tỉnh thuộc quyền sở hữu của các công ty chế biến, do công ty có nhiều điều kiện nên việc tổ chức triển khai VietGAP sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên, 25% diện tích còn lại được đánh giá là thực hiện khó khăn thuộc sở hữu của nông hộ, trình độ nuôi trồng còn nhiều hạn chế.

Theo ông Như Văn Cẩn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, tiêu chuẩn VietGAP ra đời dựa trên 4 tiêu chí chính: chất lượng sản phẩm, an toàn dịch bệnh - vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Bộ tiêu chuẩn này được đưa ra nhằm đồng bộ hóa với các tiêu chí GlobalGAP, ASC; giúp cho mặt hàng cá tra Việt Nam đạt chuẩn những yêu cầu của các nước nhập khẩu, nhờ đó thâm nhập dễ dàng hơn vào các thị trường khó tính.

Bên cạnh đó, thực hiện theo quy trình VietGAP giúp người nuôi kiểm soát được chất lượng con giống đầu vào, truy xuất được nguồn gốc con giống rõ ràng. Điều này giúp nông dân kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng cá giống và cá phát triển đồng đều hơn giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, tăng năng suất và lợi nhuận cho người nuôi, bảo vệ môi trường nuôi tốt hơn, tránh được các thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai VietGAP cả nông dân và về mặt quản lý nhà nước cũng đang gặp khó khi hiện nay ngoài tiêu chuẩn VietGAP thì còn nhiều bộ tiêu chuẩn về sản xuất an toàn khác như: ASC, GlobalGAP, BAP... vẫn được công nhận song song. Hơn thế, hiện nay các thị trường nhập khẩu cá tra vẫn chưa công nhận tiêu chuẩn VietGAP mà Việt Nam đang xây dựng.

Ông Lê Văn Tiên ngụ ấp Tân An, xã An Nhơn, Châu Thành cho hay, hiện nay dù yêu cầu thực hiện theo tiêu chuẩn nào thì nông dân chúng tôi cũng sẽ cố gắng tiếp cận và thực hiện tốt để đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, giá cá sản xuất theo quy trình thường và quy trình an toàn vẫn chưa có gì khác biệt. Đối với thực hiện theo quy trình VietGAP thì nhà nước chỉ hỗ trợ chứng nhận lần đầu, còn các lần tái chứng nhận tiếp theo thì nông dân phải tự thực hiện và với chúng tôi khoản chi phí đó không hề nhỏ”.

Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: “Thực hiện tốt quy trình VietGAP sẽ đưa thương hiệu cá tra của Việt Nam phát triển bền vững trên thị trường quốc tế. Mặc dù giai đoạn đầu thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện tại, ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra.

Trong đó, giải pháp liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau thành một vùng nuôi lớn nhằm giảm chi phí kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGAP thay việc áp dụng chứng nhận ở từng hộ riêng lẻ. Đồng thời, để áp dụng thành công VietGAP trong nuôi cá tra nói riêng và thủy sản nói chung, thời gian tới cần xúc tiến các vấn đề về kỹ thuật để tạo niềm tin và thừa nhận bộ quy phạm VietGAP trên thị trường thế giới, đàm phán với các tổ chức quốc tế công nhận tiêu chuẩn VietGAP mà chúng ta đang xây dựng. Điều quan trọng là thúc đẩy tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩm theo giá cả hợp lý với hộ nuôi và sản xuất kinh doanh đang áp dụng bộ quy phạm VietGAP”.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh, đến ngày 20/5/2015, toàn tỉnh có trên 1.400ha nuôi cá tra. Trong đó có 938ha đã và đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và có hơn 490ha đã được cấp chứng nhận VietGAP. Theo mục tiêu đề ra, đến cuối năm nay 100% diện tích ao nuôi cá tra sẽ đạt chuẩn VietGap hoặc các tiêu chuẩn tương đương.


Có thể bạn quan tâm

Bí Đao Khổng Lồ Tăng Giá Bí Đao Khổng Lồ Tăng Giá

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

25/06/2012
Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

08/02/2012
Thương Lái Trung Quốc Quịt Nợ Thanh Long Thương Lái Trung Quốc Quịt Nợ Thanh Long

Cả tuần nay, nhiều nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang mất ăn, mất ngủ vì các thương lái thu mua thanh long bán sang Trung Quốc ôm theo số nợ hàng trăm triệu đồng “bỗng dưng mất tích”.

25/06/2012
Hệ Lụy Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Hệ Lụy Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên

Từ khi hiện diện tại khu vực Tây Nguyên cho đến nay, chưa bao giờ giá hồ tiêu lại cao như niên vụ thu hoạch 2012. Nhiều nông hộ ở các vùng trọng điểm hồ tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc đã vụt trở thành tỷ phú chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đi liền với việc đổi đời mau chóng này là tình trạng phá rừng, phá vườn cà phê để mở rộng diện tích hồ tiêu.

12/05/2012
Trồng Ớt Lãi Lớn Trồng Ớt Lãi Lớn

Tới thăm anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi ấn tượng trước cơ ngơi khang trang của gia đình anh- thành quả của những tháng ngày miệt mài lao động sản xuất của vợ chồng anh.

26/06/2012