Đồng Tháp Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Hồng Lai Vung

Để tổ chức tốt và phát triển thương hiệu quýt hồng ngày một bền vững, tại UBND xã Long Hậu, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Quýt hồng Lai Vung.
HTX Quýt hồng Lai Vung có 19 thành viên, trong đó ban quản trị gồm 3 người, bước đầu huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, với hình thức kinh doanh là cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm quýt hồng, quýt đường và sản phẩm nông nghiệp khác. Tổng sản lượng quýt xuất ra thị trường hàng năm của HTX khoảng 300 tấn.
HTX Quýt hồng huyện Lai Vung được thành lập nhằm phát triển vùng trồng cây ăn trái thuộc các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa cùng 2 xã chuyên canh quýt hồng là Long Hậu và Tân Phước. Qua đó, tổ chức liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị các loại trái cây trên địa bàn huyện, trong đó, quan trọng nhất là sản phẩm quýt hồng. Từ đây, xây dựng quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm có giá thành hạ và giá bán ổn định hơn cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012-2013, thu nhập của tất cả 40 tổ viên đếu đạt từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Một số hộ đạt thu nhập trên 100 triệu đồng, như hộ ông Trương Văn Cát, Nguyễn Văn Thống, Phạm Văn Hiểu...

Không có đồng vốn giắt lưng đáng kể nhưng ông Đinh Văn Bài (xóm Đông, thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã làm nên “kỳ tích” nuôi ếch, ba ba, cá...

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, thực hiện dồn điền đổi thửa và đẩy mạnh phát triển mô hình trang trại là hướng đi mới đang được huyện Đông Anh chú trọng.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong tháng 10.2013, đã có hơn 32ha tôm nuôi công nghiệp và hơn 862ha tôm quảng canh bị bệnh với mức độ thiệt hại từ 17-55%.

Huyện Châu Đức phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hội ND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt.