Đồng Tháp Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Hồng Lai Vung

Để tổ chức tốt và phát triển thương hiệu quýt hồng ngày một bền vững, tại UBND xã Long Hậu, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Quýt hồng Lai Vung.
HTX Quýt hồng Lai Vung có 19 thành viên, trong đó ban quản trị gồm 3 người, bước đầu huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, với hình thức kinh doanh là cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm quýt hồng, quýt đường và sản phẩm nông nghiệp khác. Tổng sản lượng quýt xuất ra thị trường hàng năm của HTX khoảng 300 tấn.
HTX Quýt hồng huyện Lai Vung được thành lập nhằm phát triển vùng trồng cây ăn trái thuộc các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa cùng 2 xã chuyên canh quýt hồng là Long Hậu và Tân Phước. Qua đó, tổ chức liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị các loại trái cây trên địa bàn huyện, trong đó, quan trọng nhất là sản phẩm quýt hồng. Từ đây, xây dựng quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm có giá thành hạ và giá bán ổn định hơn cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Như Dân Việt đã phản ánh, ông Nguyễn Hoàng Dũng- Giám đốc Nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đã đề xuất gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông nghiệp. Nhiều chuyên gia, người dân đã bày tỏ sự đồng tình với việc cần lập gói hỗ trợ này.

Trong khi các mặt hàng nông sản khác đang khó tìm đầu ra, thì sản phẩm chuối thời điểm này lại đang thiếu hàng để xuất khẩu. Nguyên nhân là do sản phẩm chuối của nước ta không đáp ứng được về mặt kích cỡ, độ đồng đều trên từng sản phẩm… theo yêu cầu của đối tác.

Lũ thấp bất thường không chỉ khiến người nông dân thất thu mà các làng nghề cũng rơi vào tình trạng ế ẩm vì không tiêu thụ được sản phẩm... Rốn cá miền Tây giờ phải nhập ngược cá từ phía bên kia biên giới về để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ...

Không chỉ có những giống khoai tây mọc thành củ trong lòng đất mà còn có giống khoai tây lạ mọc thành quả được gọi với cái tên khoai tây dây leo, khoai tây không khí hay khoai trời.

Từ người bán hàng rong, rồi “học lỏm” được nghề mây tre mỹ nghệ, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Chung ở xã Liên Khê đã vươn lên trở thành chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre Liên Khê, đưa hàng mỹ nghệ Việt đi khắp thế giới.