Đồng Tháp Nâng Tầm Thương Hiệu Quýt Hồng Lai Vung

Để tổ chức tốt và phát triển thương hiệu quýt hồng ngày một bền vững, tại UBND xã Long Hậu, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Quýt hồng Lai Vung.
HTX Quýt hồng Lai Vung có 19 thành viên, trong đó ban quản trị gồm 3 người, bước đầu huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, với hình thức kinh doanh là cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm quýt hồng, quýt đường và sản phẩm nông nghiệp khác. Tổng sản lượng quýt xuất ra thị trường hàng năm của HTX khoảng 300 tấn.
HTX Quýt hồng huyện Lai Vung được thành lập nhằm phát triển vùng trồng cây ăn trái thuộc các xã ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa cùng 2 xã chuyên canh quýt hồng là Long Hậu và Tân Phước. Qua đó, tổ chức liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị các loại trái cây trên địa bàn huyện, trong đó, quan trọng nhất là sản phẩm quýt hồng. Từ đây, xây dựng quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm có giá thành hạ và giá bán ổn định hơn cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, trước yêu cầu về kiểm tra nhanh về tồn dư chất cấm (chất tạo nạc, tăng trọng) trong chăn nuôi.

Thông tin phía đối tác Đài Loan (TQ) vừa trả lại 80 tấn chè cho các doanh nghiệp Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa tháng 7 vừa qua.

Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.

Dự báo xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra trong năm 2015. Đặc biệt, các nhóm hàng chủ lực của các ngành hàng này dự kiến chỉ đạt khoảng 90% kế hoạch.

Việt Nam và Philippines sẽ được hưởng thành quả từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá hàng hóa cơ bản lao dốc - Bloomberg nhận định.