Đồng Tháp: Năm 2014, Xây Dựng Mô Hình Thí Điểm Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn, Cá Điêu Hồng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương vừa ký Quyết định phê duyệt 2 Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn, cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân). Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhãn theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn đạt chuẩn mực về an toàn thực phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
HTX cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) là nơi thực hiện Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng. Dự án này có quy mô khoảng 50 lồng, bè nuôi cá điêu hồng. Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi.
Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.
Theo Quyết định, Sở Công Thương là chủ 2 dự án trên. Cả hai dự án sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Dưa hiện đang cho thu hoạch, năng suất đạt 4 - 5 tạ/sào, giảm 3 - 4 tạ, giá bán từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với năm trước. Nông dân thua lỗ 3 - 4 triệu đồng/sào.

Các hộ tham gia thực hiện mô hình được được hỗ trợ 100% con giống; 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là 124,5 triệu đồng.

Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.

Thời gian qua, có rất nhiều hội nghị bàn giải pháp “cứu” ngành công nghiệp cá tra, tuy nhiên đến nay mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Và thực tế buồn là giá cá tra vẫn tiếp tục lao dốc, chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Anh Trần Văn Thái, nông dân sản xuất giỏi ấp Thành Nhì, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công (GC - Tiền Giang), hiện nay là xã viên HTX chăn nuôi thủy sản GC, nhờ mô hình nuôi gà ta, gia đình anh đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau một thời gian dài lao đao vì dịch cúm gia cầm năm 2003.