Đồng Tháp Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Và Ương Lươn Giống

Mô hình do UBND xã Mỹ Hội, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp triển khai thực hiện vào tháng 6/2014 tại hộ ông Trần Long Châu, ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Hội, với quy mô 24m2, thả nuôi 25kg lươn giống bố mẹ, được nhà nước hỗ trợ trên 10 triệu đồng mua lươn giống, thức ăn, xây dựng bể, trang thiết bị sản xuất giống và hàng tuần có cán bộ chuyên môn đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đẻ có bùn. Sau hơn 2 tháng, lươn mẹ bắt đầu sinh sản, lứa đầu tiên, ông Châu thu hoạch được trên 1.500 con lươn con, tỷ lệ sống đạt trên 91%.
Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.
Nguồn bài viết: http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D9F/Chuyen_giao_ky_thuat_san_xuat_va_uong_luon_giong.aspx
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.