Đóng Tàu Mới Ngân Hàng Chọn Đối Tượng Cho Vay

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Tại buổi làm việc, ông Ngô Tấn, Phó GĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết: Theo chỉ tiêu của Bộ NN-PTNT, Quảng Nam được phân bổ đóng mới 92 tàu đánh cá, 9 tàu dịch vụ hậu cần. Tính đến thời điểm này, ngư dân Quảng Nam đã đăng ký 150 tàu, trong đó có 45 tàu vỏ thép, 105 tàu vỏ gỗ. Hiện trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ đạt yêu cầu, chưa có cơ sở đóng tàu vỏ thép.
Nói về quá trình triển khai Nghị định 67, ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, Bộ NN-PTNT đã chọn được những mẫu tàu vỏ thép nhưng đến nay ngư dân Quảng Nam chưa tiếp cận được, do đó triển khai gặp khó khăn.
Ngoài ra, đóng tàu vỏ thép người dân chưa biết giá cả bao nhiêu? Người dân có được kiểm tra chất liệu, chủ tàu có được tham gia trong quá trình đóng tàu không?
Liên quan đến việc cho vay vốn, bà Nguyễn Thị Thu Sương, Phó GĐ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam băn khoăn, nếu cho ngư dân vay vốn theo danh sách của UBND tỉnh đã thẩm định thì làm khó cho ngân hàng.
UBND tỉnh Quảng Nam thẩm định được tại sao ngân hàng không được thẩm định, còn những ngư dân được UBND tỉnh thẩm định mà không cho vay thì sẽ xảy ra hiệu ứng không tốt trong dư luận.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói: "Chúng tôi ghi nhận việc này, Bộ NN-PTNT sẽ bàn với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Ngân hàng sẽ có văn bản trong thông tư liên tịch của ba bên.
Tuy nhiên, theo tôi, việc đề xuất cho vay theo Nghị định 67 được UBND tỉnh phê duyệt là điều cần, tức là xem xét sơ bộ trên 3 điều kiện trong nghị định, còn việc đủ điều kiện vay vốn là ngân hàng quyết định. Ngân hàng phải biết cho ai vay để có hiệu quả và thu hồi vốn, chứ UBND tỉnh không thể chịu trách nhiệm việc này.
UBND tỉnh chỉ tạo hành lang pháp lý và mang tính chất giới thiệu những đối tượng có khả năng triển vọng theo quy định. Sau khi có danh sách thì ngân hàng thẩm định kỹ hơn về điều kiện vay vốn, chỉ có điều là ngân hàng không nên cho vay ngoài danh sách này".
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay T.X Sông Công gieo cấy được gần 1.800 ha lúa. Trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 1.000ha, còn lại là lúa mùa trung. Giống lúa chủ lực trồng trong vụ mùa này là Khang dân 18 chiếm khoảng 60% diện tích, các giống lúa lai chiếm 30% diện tích với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: VL 20; Bio 404; Syn 6...

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin Bộ đã chỉ đạo các Sở NN-PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu cho tỉnh xem xét công nhận các cơ sở đủ điều kiện đóng tàu báo cáo Bộ. Sau đó, Bộ sẽ tập hợp thành một danh mục các cơ sở đủ điều kiện đóng, duy tu tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn, không ấn định đóng ở cơ sở nào.

Ngân hàng nhà nước sẽ tái cấp vốn, lãi suất 0% cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.