Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đóng Tàu Lớn Bám Biển

Đóng Tàu Lớn Bám Biển
Ngày đăng: 22/05/2014

Ngư dân tỉnh Bình Định đã không chút sờn lòng, mà còn đóng mới thêm nhiều tàu cá có công suất lớn để bám biển, mặc cho tàu Trung Quốc điên cuồng phá hoại.

Tàu lớn, yên tâm lớn

Phong trào đóng mới tàu cá công suất lớn tại Bình Định khởi nguồn từ năm 2010, thế nhưng đến năm 2012 phong trào này mới thực sự mạnh. Nguyên nhân do những năm gần đây, tàu Trung Quốc ngày càng tăng tốc tấn công tàu cá của ngư dân miền Trung dù đang đánh bắt trên vùng biển quê hương.

Để đối phó với tình trạng này, ngư dân Bình Định đã nâng cấp, đóng mới nhiều tàu cá có công suất lớn, yên tâm bám biển. Ông Nguyễn Văn Hiếu, GĐ Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan (Hoài Nhơn - Bình Định), cho biết: “Trong năm 2012, riêng đơn vị chúng tôi đã hạ thủy 130 tàu cá, hầu hết khách hàng là ngư dân trong tỉnh. Ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Bình cũng tìm về xí nghiệp đặt đóng tàu nhưng chúng tôi kham không nổi, đành từ chối”.

Cũng theo ông Hiếu, chiếc tàu nhỏ nhất mà Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan nhận đóng trong thời gian vừa qua có chiều dài 19 m, chỉ tính tiền vỏ tàu đã đến 1,5 tỷ đồng. Nhiều chiếc có chiều dài đến 24 m, riêng chi phí vỏ tàu là 1,8 tỷ đồng.

Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục KT-BVNLTS Bình Định, cho biết thêm: “Hiện trên địa bàn Bình Định có đến hơn 10 cơ sở đóng tàu, trong những năm qua cơ sở nào cũng đắt hàng.

Riêng năm 2012 tổng số tàu cá đóng mới trên địa bàn tỉnh tăng đột biến lên đến 200 chiếc có công suất từ 200 CV trở lên, có nhiều chiếc lớn, lắp đặt máy 700-800 CV. Năm 2013 số lượng tàu đóng mới tiếp tục tăng lên 275 chiếc. Từ đầu năm 2014 đến giờ ngư dân tiếp tục đóng thêm 48 chiếc, trong đó đã hạ thủy được 4 chiếc”.

Ngư dân Bùi Thanh Ninh, người đứng đầu 1 tập đoàn tàu cá gồm 16 chiếc ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), bộc bạch: “Ra khơi với con tàu càng lớn ngư dân càng yên tâm đánh bắt. Nếu gặp tàu Trung Quốc, thấy tàu mình lớn họ cũng chờn bớt, nếu bị tàu có vũ trang rượt thì máy tàu mình có công suất lớn xoay trở cũng dễ dàng”.

Trước thực tế ngư dân Bình Định ngày càng tăng cường trang bị tàu lớn, chúng tôi cứ ngỡ họ có sự trợ giúp về nguồn vốn của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, qua làm việc với ông Nguyễn Hữu Hào, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, chúng tôi mới hay hầu hết ngư dân tự bỏ vốn đầu tư.

“Bình Định là tỉnh nghèo nên không có khả năng hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng tàu mới. Tuy nhiên, tinh thần bám biển của ngư dân rất cao nên họ tự vay vốn ở các ngân hàng thương mại để đầu tư đóng tàu”, ông Hào nói.

Ngư dân cần chính sách hỗ trợ

“Nếu triển khai mô hình trên, ngư dân không cần phải vay mà vẫn có tàu lớn vươn khơi. Không bị áp lực trả nợ ngân hàng mà vẫn có thu nhập đều đều, đi tàu vỏ sắt càng yên tâm bám biển và đánh bắt càng mang lại hiệu quả cao”, ông Phan Thành Trung, GĐ Ngân hàng NN-PTNT Bình Định, nói.

Ông Phan Đình Trung, GĐ Ngân hàng NN-PTNT Bình Định, cho biết: Năm 2011, tổng dư nợ mà Ngân hàng NN-PTNT Bình Định cho ngư dân vay đóng tàu mới và mua ngư lưới cụ là 82,5 tỷ đồng, trong đó có 22,7 tỷ để đóng tàu; năm 2012 con số này tăng lên 86,5 tỷ, trong đó đóng tàu 30 tỷ; năm 2013 tiếp tục tăng lên 124 tỷ, trong đó đóng tàu là 58 tỷ; 5 tháng đầu năm 2014 con số này đã tăng đột biến lên đến 125 tỷ, trong đó đóng tàu là 62 tỷ. “Điều này cho thấy xu hướng đóng tàu mới trong ngư dân hiện đang tăng tốc”, ông Trung nhận định.

Tuy nhiên, với lãi suất từ 10-11% từ vốn vay thương mại đã phần nào “cầm chân” phong trào đóng tàu công suất lớn để bám biển của ngư dân Bình Định. Bởi, bên cạnh giá bán sản phẩm không ổn định, tàu cá của ngư dân ra khơi thường xuyên bị tàu có vũ trang và tàu cá của ngư dân Trung Quốc rượt đuổi; nên trong thời gian vừa qua chuyện làm ăn của các tàu cá không đạt hiệu quả.

Do đó, nếu vay ngân hàng thương mại để đóng tàu lớn mà làm ăn không được, trong khi lãi suất cao quá họ sợ không kham nổi. “Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất, tui chắc chắn ngư dân sẽ đồng loạt vay, nâng cấp con tàu của mình đối phó với tình hình bất ổn trên biển. Riêng tui, tui cũng sẽ vay để đóng 1 tàu hậu cần phục vụ cho 16 chiếc tàu của mình”, ngư dân Bùi Thanh Ninh bộc bạch.

Cũng có ý kiến cho rằng Nhà nước nên thành lập xí nghiệp đánh cá. Nhà nước đầu tư vốn cho xí nghiệp này đóng tàu hậu cần, tàu đánh cá vỏ sắt.

Riêng tàu hậu cần xí nghiệp trực tiếp vận hành, còn tàu cá thì xí nghiệp cho ngư dân thuê ngắn hoặc dài hạn; giá cả cho thuê có thể tính từng chuyến hoặc dài ngày theo thỏa thuận. Ngư dân có sức lao động, có kinh nghiệm đi biển; xí nghiệp có phương tiện, có trách nhiệm tìm kiếm đầu ra tốt nhất, hoạt động 2 bên cùng có lợi.


Có thể bạn quan tâm

Nho Trung Quốc gắn mác nho Mỹ giá siêu rẻ, bán tràn lan ở vỉa hè Nho Trung Quốc gắn mác nho Mỹ giá siêu rẻ, bán tràn lan ở vỉa hè

Tại TP HCM và các tỉnh, thành lân cận, hàng chục điểm bày bán nho với giá siêu rẻ. Những người bán thừa nhận, đây là hàng Trung Quốc nhưng đề bảng nho Mỹ cho dễ bán.

16/09/2015
Giám sát vật tư nông nghiệp băn khoăn chế tài xử lý chưa đủ mạnh Giám sát vật tư nông nghiệp băn khoăn chế tài xử lý chưa đủ mạnh

Thực hiện chương trình phối hợp giám sát vật tư nông nghiệp (VTNN), đoàn giám sát liên ngành do Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lều Vũ Điều làm trưởng đoàn đã về làm việc tại huyện Yên Thành, Nghệ An.

16/09/2015
Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận

Quang Thuận là địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn và là xã có diện tích lớn nhất huyện Bạch Thông.

16/09/2015
Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân

“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”

16/09/2015
Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

16/09/2015