Đồng Nai, Tây Ninh xử phạt nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm

Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết chất cấm salbutamol (chất tạo nạc) thuộc nhóm Benta - Agonist đã bị Tổ chức Y tế thế giới và Nông lương thế giới cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Salbutamol rất độc hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải thịt còn tồn đọng chất này như gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tim mạch và có thể dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.
Theo ông Thạnh, qua thanh tra 9 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, bước đầu phát hiện 6 cơ sở nghi sử dụng chất cấm. Sau khi gửi mẫu đi phân tích thì có 5/9 mẫu dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc). “Hiện chưa thể khẳng định việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Tây Ninh ở mức độ nào nhưng tình hình đang rất nghiêm trọng”, ông Thạnh nói.
Ông Thạnh cho biết thêm trong số những cơ sở vi phạm, có 3 cơ sở chăn nuôi với quy mô trang trại nên phải áp dụng tình tiết tăng nặng để răn đe về hành vi đưa chất cấm salbutamol vào đàn heo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. 3 trang trại bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất trong khung hình phạt là 20 triệu đồng/cơ sở gồm :
bà Nguyễn Thị Kim Thanh (46 tuổi, ngụ ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, H.Châu Thành); ông Nguyễn Quốc Nguyên (53 tuổi, ngụ ấp Phú Cường, xã Trường Đông, H.Hòa Thành); ông Võ Hữu Chính (55 tuổi, ngụ P.Ninh Sơn, TP.Tây Ninh).
Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi của bà Lê Thị Thủy (ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, H.Tân Biên) có hàm lượng chất salbutamol vượt 1,012 lần so với quy định (mức phạt 5 triệu đồng); cơ sở chăn nuôi của ông Lê Văn Sinh (ấp Tân Lợi, xã Tân Phú, H.Tân Châu) bị phạt 15 triệu đồng với hàm lượng chất cấm vượt 4,34 lần so với quy định.
Tại Đồng Nai, trong 8 tháng đầu năm 2015, qua hai đợt kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, Chi cục Thú y Đồng Nai đã phát hiện 17/84 mẫu dương tính với chất cấm salbutamol.
Ngoài ra, Chi cục Thú y tỉnh còn thanh tra đột xuất 10 cơ sở chăn nuôi, lấy 18 mẫu kiểm tra (gồm 12 mẫu nước tiểu và 6 mẫu thức ăn), hiện đã có kết quả 9 mẫu, trong đó phát hiện 3 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm.
Chưa hết, khi phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường - Công an TP.Biên Hòa, UBND các huyện lấy 6 mẫu nước tiểu tại 5 cơ sở heo bơm nước bị bắt quả tang, cơ quan chức năng cũng phát hiện 3 mẫu dương tính với chất cấm. Đối với những trường hợp phát hiện chất cấm nêu trên, Chi cục Thú y tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15 triệu đồng/cơ sở.
Sở NN-PTNT Đồng Nai đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Y tế quản lý chặt nguồn salbutamol; tăng mức xử phạt về hành vi phát hiện chất cấm, đồng thời tiêu hủy toàn bộ lô hàng dương tính với chất cấm; Ngoài ra còn phải xử lý hình sự những cơ sở bị phát hiện sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh nhiều lần.
Có thể bạn quan tâm

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.