Đồng Nai phát hiện 4 trại heo sử dụng chất tạo nạc

Chi cục Thú y Đồng Nai ngày 22/7 cho biết vừa kiểm tra một số trại chăn nuôi trên địa bàn và phát hiện 4 trại sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo.
Trước đó, đoàn liên ngành gồm Chi cục Thú y Đồng Nai phối hợp phòng kinh tế các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom, Xuân Lộc và UBND các xã trực thuộc bốn huyện trên đã kiểm tra một số trang trại nông hộ được chọn trên địa bàn.
Bước đầu, qua kiểm tra lấy mẫu một số trang trại ở thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu), đoàn liên ngành lấy tám mẫu đem xét nghiệm tại Phân viện Thú y Nam bộ. Kết quả, có 4/8 mẫu dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist, một loại thuốc tạo nạc.
Bốn hộ vi phạm gồm: hộ ông Trịnh Hữu Nghị, hộ ông Nguyễn Thành An (cùng ngụ KP 4, thị trấn Vĩnh An), hộ ông Nguyễn Khoa Hồ và hộ bà Bùi Thị Sáu (cùng ngụ KP 6, thị trấn Vĩnh An).
Tổng đàn heo của bốn hộ trên khoảng 300-400 con heo thịt. Chi cục Thú y Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mỗi hộ 15 triệu đồng về hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với trang trại, lập biên bản tạm giữ đàn heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm, buộc các hộ phải ngừng ngay việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Đồng thời, đoàn liên ngành sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm sau 10 ngày, các hộ chỉ được xuất bán khi kết quả xét nghiệm âm tính.
Ông Trần Minh Thành - phó phòng thanh tra Chi cục Thú y Đồng Nai, trưởng đoàn liên ngành - cho biết chất tạo nạc có tác dụng làm heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc.
Khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, nếu không bán nhanh heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.
“Các chuyên gia đã cảnh báo người tiêu dùng ăn phải thịt heo có tồn dư chất cấm thuộc nhóm beta-agonist sẽ bị ngộ độc, về lâu dài tồn dư các chất này trong thịt heo có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí gây chết người.
Hiện chi cục đang chờ kết quả xét nghiệm các mẫu được lấy tại ba huyện Long Thành, Trảng Bom và Xuân Lộc để có phương pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật” - ông Thành cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.

Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8/2014.