Đồng Nai phát hiện 4 trại heo sử dụng chất tạo nạc

Chi cục Thú y Đồng Nai ngày 22/7 cho biết vừa kiểm tra một số trại chăn nuôi trên địa bàn và phát hiện 4 trại sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo.
Trước đó, đoàn liên ngành gồm Chi cục Thú y Đồng Nai phối hợp phòng kinh tế các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom, Xuân Lộc và UBND các xã trực thuộc bốn huyện trên đã kiểm tra một số trang trại nông hộ được chọn trên địa bàn.
Bước đầu, qua kiểm tra lấy mẫu một số trang trại ở thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu), đoàn liên ngành lấy tám mẫu đem xét nghiệm tại Phân viện Thú y Nam bộ. Kết quả, có 4/8 mẫu dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist, một loại thuốc tạo nạc.
Bốn hộ vi phạm gồm: hộ ông Trịnh Hữu Nghị, hộ ông Nguyễn Thành An (cùng ngụ KP 4, thị trấn Vĩnh An), hộ ông Nguyễn Khoa Hồ và hộ bà Bùi Thị Sáu (cùng ngụ KP 6, thị trấn Vĩnh An).
Tổng đàn heo của bốn hộ trên khoảng 300-400 con heo thịt. Chi cục Thú y Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mỗi hộ 15 triệu đồng về hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với trang trại, lập biên bản tạm giữ đàn heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm, buộc các hộ phải ngừng ngay việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Đồng thời, đoàn liên ngành sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm sau 10 ngày, các hộ chỉ được xuất bán khi kết quả xét nghiệm âm tính.
Ông Trần Minh Thành - phó phòng thanh tra Chi cục Thú y Đồng Nai, trưởng đoàn liên ngành - cho biết chất tạo nạc có tác dụng làm heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc.
Khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, nếu không bán nhanh heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.
“Các chuyên gia đã cảnh báo người tiêu dùng ăn phải thịt heo có tồn dư chất cấm thuộc nhóm beta-agonist sẽ bị ngộ độc, về lâu dài tồn dư các chất này trong thịt heo có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí gây chết người.
Hiện chi cục đang chờ kết quả xét nghiệm các mẫu được lấy tại ba huyện Long Thành, Trảng Bom và Xuân Lộc để có phương pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật” - ông Thành cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.