Đồng Nai phát hiện 4 trại heo sử dụng chất tạo nạc

Chi cục Thú y Đồng Nai ngày 22/7 cho biết vừa kiểm tra một số trại chăn nuôi trên địa bàn và phát hiện 4 trại sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo.
Trước đó, đoàn liên ngành gồm Chi cục Thú y Đồng Nai phối hợp phòng kinh tế các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom, Xuân Lộc và UBND các xã trực thuộc bốn huyện trên đã kiểm tra một số trang trại nông hộ được chọn trên địa bàn.
Bước đầu, qua kiểm tra lấy mẫu một số trang trại ở thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu), đoàn liên ngành lấy tám mẫu đem xét nghiệm tại Phân viện Thú y Nam bộ. Kết quả, có 4/8 mẫu dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist, một loại thuốc tạo nạc.
Bốn hộ vi phạm gồm: hộ ông Trịnh Hữu Nghị, hộ ông Nguyễn Thành An (cùng ngụ KP 4, thị trấn Vĩnh An), hộ ông Nguyễn Khoa Hồ và hộ bà Bùi Thị Sáu (cùng ngụ KP 6, thị trấn Vĩnh An).
Tổng đàn heo của bốn hộ trên khoảng 300-400 con heo thịt. Chi cục Thú y Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mỗi hộ 15 triệu đồng về hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với trang trại, lập biên bản tạm giữ đàn heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm, buộc các hộ phải ngừng ngay việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Đồng thời, đoàn liên ngành sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm sau 10 ngày, các hộ chỉ được xuất bán khi kết quả xét nghiệm âm tính.
Ông Trần Minh Thành - phó phòng thanh tra Chi cục Thú y Đồng Nai, trưởng đoàn liên ngành - cho biết chất tạo nạc có tác dụng làm heo nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc.
Khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu lượng mỡ, nếu không bán nhanh heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.
“Các chuyên gia đã cảnh báo người tiêu dùng ăn phải thịt heo có tồn dư chất cấm thuộc nhóm beta-agonist sẽ bị ngộ độc, về lâu dài tồn dư các chất này trong thịt heo có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí gây chết người.
Hiện chi cục đang chờ kết quả xét nghiệm các mẫu được lấy tại ba huyện Long Thành, Trảng Bom và Xuân Lộc để có phương pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật” - ông Thành cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Với hiệu quả đáng tin cậy từ những vườn tiêu đã cho thu hoạch ở địa phương, hiện nay, nhiều người dân xã Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đang đổ xô trồng tiêu với số lượng và quy mô ngày càng lớn, trên hầu hết diện tích chân cao đất sỏi ở địa phương.

Xã Liên Thành (Yên Thành, Nghệ An) vụ đông này trồng gần 45 ha ngô, trong đó 75% là ngô nếp. Mỗi hécta cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng.

Ngày 18.11, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng đã hoàn thành các thủ tục xây dựng 4 cửa hàng mẫu về cung cấp thuốc BVTV trên cây chè tại huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc.

Vụ đông xuân 2015 - 2016, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) có kế hoạch xuống giống 38.200ha. Theo thống kê của ngành chuyên môn, trong vụ này có gần 3 ngàn ha nông dân sạ nếp, tăng gấp đôi so với vụ đông xuân năm trước.

Nhiều nông dân các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên (An Giang) phấn khởi vì thu hoạch lúa thu đông đạt năng suất từ 7,7 - 8 tấn lúa tươi/héc-ta và bán được giá cao (4.900 đồng/kg lúa tươi giống IR50404 và 5.000 đồng/kg lúa hạt dài chất lượng cao xuất khẩu).