Đồng Nai Phát Động Chương Trình Thả Cá Xuống Hồ Trị An

Ngày 5-6, nhân Ngày môi trường thế giới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp cùng Khu Bảo tồn Thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai tổ chức lễ phát động chương trình thả cá tại hồ Trị An. Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Võ Văn Một, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Văn Tới, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Tại đây, Ban tổ chức đã thả 24 ngàn con cá giống xuống hồ. Đồng chí Huỳnh Văn Tới cho biết, đây là năm đầu tiên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vận động xã hội hóa việc thả cá này. Mục đích việc thả cá là để làm sạch nguồn nước, tạo thêm nguồn sinh thái và tăng lợi ích kinh tế cho nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, việc thả cá còn nhằm giáo dục cho thanh niên, học sinh ý thức về viêc bảo vệ môi trường.
24 ngàn con cá giống từ nguồn xã hội hóa được đưa ra giữa hồ để thả
Mục tiêu năm 2015, Ban tổ chức sẽ vận động thả khoảng 50 ngàn con cá giống các loại xuống hồ Trị An và tiến tới 100 ngàn con vào những năm sau. Nguồn cá thả xuống đây được nhân giống từ các loại cá sinh sống trong hồ Trị An.
Được biết, hàng năm Khu Bảo tồn Thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai vẫn thả 2 triệu con cá giống các loại xuống hồ bằng nguồn ngân sách và tiền thu phí hoạt động đánh bắt của các hộ dân trên hồ Trị An.
Hồ Trị An có diện tích trên 32 ngàn hécta thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. Hồ có nhiệm vụ tích nước cho Nhà máy thủy điện Trị An, cung cấp nước cho sinh hoạt và thủy lợi, khai thác thủy sản. Trên hồ có 70 đảo lớn nhỏ có khả năng khai thác du lịch.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

Ngay từ đầu mùa vụ, các bộ ngành hữu quan và chính quyền địa phương đã chủ động lên kế hoạch, triển khai các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ cũng như XK quả vải tươi.

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra 14 cơ sở thu mua banh lông trên địa bàn hai huyện Giồng Riềng và Phú Quốc, trong đó Phú Quốc có 13 cơ sở. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, bước đầu cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân không nên tự phát chuyển đổi ngành nghề sang khai thác banh lông.

Riêng đường sản xuất từ đường thô của Nhà máy đường luyện Biên Hòa là 85.925 tấn, Nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh là 4.920 tấn, Cty NIVL là 19.610 tấn và Nhà máy đường Cần Thơ là 4.719 tấn.

Để nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của mô hình đối với môi trường, cuối năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự án nuôi heo trên đệm lót sinh thái, trong đó xã Cẩm Sơn có 4 hộ được chọn để triển khai. Mỗi hộ được hỗ trợ từ 2,5 đến 4,5 triệu đồng.