Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị

Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị
Ngày đăng: 09/07/2014

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Anh ứng dụng quy trình làm nấm sạch, mở rộng quy mô sản xuất và trở thành nhà cung cấp uy tín các loại nấm bào ngư, nấm mèo cho hệ thống các siêu thị lớn, như: BigC, Co.opmart.

* Trồng nấm sạch

Anh Nguyện kể: “Thời đó, tài sản duy nhất của cả nhà là chiếc xe máy cà tàng. Dựng trại nấm đầu tiên, tôi phải tận dụng lại các vật liệu từ nhà kho cũ để tiết kiệm chi phí. Ngay từ đầu, tôi đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn để làm sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường”.

Cơ sở nấm Nguyện (ấp Suối Tiên, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom - Đồng Nai) sản xuất tuân theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc đến thu hoạch.

Theo anh Nguyện: “Nấm đạt chất lượng tốt phải được hái khi đúng “độ chín” của nó. Khâu thu hái và sơ chế, đóng gói phải nhanh rồi đưa vào bảo quản tự nhiên trong kho lạnh để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Vì đây là thực phẩm tươi nên hạn sử dụng cơ sở đưa ra chỉ trong vòng 5 ngày để luôn đảm bảo cho khách mua được sản phẩm tươi ngon”.

Chủ cơ sở này cho biết, thời gian đầu, sản phẩm của cơ sở chỉ tiêu thụ tại các chợ truyền thống nên vấn đề sản xuất an toàn hoặc xuất xứ hàng hóa hầu như không được quan tâm.

Nhưng ý thức được việc xây dựng uy tín cho sản phẩm của mình, anh thường ghi tên và số điện thoại trên những bịch nấm khi giao đến các chợ đầu mối. Nhờ chất lượng hàng tốt nên giới thương lái đều biết tiếng nấm Nguyện. Khi đưa hàng vào siêu thị, anh lấy lại cái tên đã được thị trường biết tiếng.

* Tăng giá trị cho nấm

Theo anh Nguyện, sản xuất nấm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, giá cả cũng rất bấp bênh. Giá nấm từ trại phải qua rất nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng nên nông dân luôn chịu thiệt thòi. Ngay từ khi đầu tư vào sản xuất, anh đã nghĩ đến việc đưa nấm vào siêu thị để có được kênh tiêu thụ ổn định với giá tốt.

“Là nông dân chân đất nên tôi lạ lẫm với tất cả những vấn đề như làm xuất xứ cho sản phẩm, các giấy tờ về sổ sách, hóa đơn, báo cáo thuế… Để vào được siêu thị, tôi mất đến 4 năm trời vất vả chuẩn bị. Thời gian đầu, siêu thị chỉ đặt thử trên chục ký nấm mỗi ngày nên thu không đủ bù chi” - anh Nguyện nhớ lại.

Siêu thị chấp nhận cơ sở là nhà cung cấp nhưng người tiêu dùng là người chọn và quyết định chỗ đứng cho sản phẩm. Vào siêu thị đã khó nhưng giữ được chỗ đứng ở kênh tiêu thụ này càng khó hơn vì áp lực cạnh tranh giữa các nhãn hàng sản xuất nấm ngày càng lớn.

Chính vì vậy, cơ sở rất trau chuốt cho chất lượng và hình thức sản phẩm. Nhờ vậy, sau 2 năm, từ siêu thị đầu tiên, cơ sở đã mở rộng mạng lưới cung cấp cho trên 20 siêu thị tại Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh với sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Ngoài ra, cơ sở còn cung cấp hàng tấn nấm/tháng cho các chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức...

Không chỉ tiêu thụ tốt nguồn nấm do cơ sở sản xuất, anh còn kết nối và bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ trồng nấm tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

06/09/2014
Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

27/04/2015
Công bố nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT Công bố nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

27/04/2015
Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi Khu vực phía Đông tỉnh ớt được giá, nông dân phấn khởi

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

27/04/2015
Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang)

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

27/04/2015