Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị

Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị
Ngày đăng: 09/07/2014

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Anh ứng dụng quy trình làm nấm sạch, mở rộng quy mô sản xuất và trở thành nhà cung cấp uy tín các loại nấm bào ngư, nấm mèo cho hệ thống các siêu thị lớn, như: BigC, Co.opmart.

* Trồng nấm sạch

Anh Nguyện kể: “Thời đó, tài sản duy nhất của cả nhà là chiếc xe máy cà tàng. Dựng trại nấm đầu tiên, tôi phải tận dụng lại các vật liệu từ nhà kho cũ để tiết kiệm chi phí. Ngay từ đầu, tôi đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn để làm sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường”.

Cơ sở nấm Nguyện (ấp Suối Tiên, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom - Đồng Nai) sản xuất tuân theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc đến thu hoạch.

Theo anh Nguyện: “Nấm đạt chất lượng tốt phải được hái khi đúng “độ chín” của nó. Khâu thu hái và sơ chế, đóng gói phải nhanh rồi đưa vào bảo quản tự nhiên trong kho lạnh để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Vì đây là thực phẩm tươi nên hạn sử dụng cơ sở đưa ra chỉ trong vòng 5 ngày để luôn đảm bảo cho khách mua được sản phẩm tươi ngon”.

Chủ cơ sở này cho biết, thời gian đầu, sản phẩm của cơ sở chỉ tiêu thụ tại các chợ truyền thống nên vấn đề sản xuất an toàn hoặc xuất xứ hàng hóa hầu như không được quan tâm.

Nhưng ý thức được việc xây dựng uy tín cho sản phẩm của mình, anh thường ghi tên và số điện thoại trên những bịch nấm khi giao đến các chợ đầu mối. Nhờ chất lượng hàng tốt nên giới thương lái đều biết tiếng nấm Nguyện. Khi đưa hàng vào siêu thị, anh lấy lại cái tên đã được thị trường biết tiếng.

* Tăng giá trị cho nấm

Theo anh Nguyện, sản xuất nấm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, giá cả cũng rất bấp bênh. Giá nấm từ trại phải qua rất nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng nên nông dân luôn chịu thiệt thòi. Ngay từ khi đầu tư vào sản xuất, anh đã nghĩ đến việc đưa nấm vào siêu thị để có được kênh tiêu thụ ổn định với giá tốt.

“Là nông dân chân đất nên tôi lạ lẫm với tất cả những vấn đề như làm xuất xứ cho sản phẩm, các giấy tờ về sổ sách, hóa đơn, báo cáo thuế… Để vào được siêu thị, tôi mất đến 4 năm trời vất vả chuẩn bị. Thời gian đầu, siêu thị chỉ đặt thử trên chục ký nấm mỗi ngày nên thu không đủ bù chi” - anh Nguyện nhớ lại.

Siêu thị chấp nhận cơ sở là nhà cung cấp nhưng người tiêu dùng là người chọn và quyết định chỗ đứng cho sản phẩm. Vào siêu thị đã khó nhưng giữ được chỗ đứng ở kênh tiêu thụ này càng khó hơn vì áp lực cạnh tranh giữa các nhãn hàng sản xuất nấm ngày càng lớn.

Chính vì vậy, cơ sở rất trau chuốt cho chất lượng và hình thức sản phẩm. Nhờ vậy, sau 2 năm, từ siêu thị đầu tiên, cơ sở đã mở rộng mạng lưới cung cấp cho trên 20 siêu thị tại Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh với sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Ngoài ra, cơ sở còn cung cấp hàng tấn nấm/tháng cho các chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức...

Không chỉ tiêu thụ tốt nguồn nấm do cơ sở sản xuất, anh còn kết nối và bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ trồng nấm tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Đau đáu với nỗi lo con nghêu Đau đáu với nỗi lo con nghêu

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.

25/05/2015
Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng

Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

25/05/2015
Nỗi buồn rong mơ Nỗi buồn rong mơ

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

25/05/2015
Diện tích nuôi thủy sản thu hoạch khoảng 1.003 ha Diện tích nuôi thủy sản thu hoạch khoảng 1.003 ha

Tính đến nay, diện tích nuôi thủy sản được thu hoạch khoảng 1.003 ha, tăng 6,0% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 567 ha, tăng 7,0% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch là 132 ngàn tấn, tăng 6,5%, trong đó sản lượng cá tra 110 ngàn tấn, tăng 3,1% so cùng kỳ.

25/05/2015
Tôm nước lợ mất mùa, rớt giá Tôm nước lợ mất mùa, rớt giá

Gần 1 tháng nay, những người nuôi tôm tại Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tôm thương phẩm rớt giá, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, diện tích thiệt hại ngày càng tăng.

25/05/2015