Động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn

Những sản phẩm giàu tính sáng tạo
Theo ông Võ Mai Hưng, Phó Giám đốc Sở CT, từ năm 2010, thực hiện Thông tư số 35/2010/TT-BCT của Bộ CT, tỉnh ta đã tổ chức bình chọn sản phẩm CNNTTB.
Mục đích của việc bình chọn là nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển.
Đối tượng tham gia bình chọn là các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở sản xuất CNNT trực tiếp đầu tư sản xuất tại các huyện, thị xã, thị trấn và các xã (gọi chung là khu vực nông thôn).
Trong năm 2015, sản phẩm tham gia bình chọn được phân theo 4 nhóm: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống; sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí; các sản phẩm khác.
Máy làm nhang tự động của Công ty TNHH TM-DV-SX Hải Lan là 1 trong 5 sản phẩm của Bình Định được vinh danh “Sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia - 2015”.
Trên cơ sở quy định của Cục Công nghiệp địa phương (thuộc Bộ CT), thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC-TVPTCN - Sở CT) đã tích cực tư vấn và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX) ở khu vực nông thôn trong tỉnh.
Năm nay, Sở CT đã gửi 8 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia - 2015.
Kết quả, 5/8 sản phẩm đã được bình chọn, gồm: Nước tương Magic (của Công ty TNHH Phước An); máy làm nhang tự động (của Công ty TNHH TM-DV-SX Hải Lan); cụm sản phẩm trang bị cho tàu cá đánh bắt xa bờ (của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Đường ở Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng, Đập Đá, thị xã An Nhơn);
Phân NPK (của Công ty cổ phần Phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định); tinh bột sắn BDSTAR (của Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định).
Điều đáng ghi nhận là những sản phẩm nói trên mang đậm tính sáng tạo.
Theo ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Công ty Hải Lan: Từ máy làm nhang có công suất vài chục que/phút, ông đã nghiên cứu, cải tiến, sản xuất máy làm nhang bằng công nghệ CNC (Computer numerical control), điều khiển bằng máy tính, để tăng sản lượng lên 80-90 que/phút; 120-150 que/phút; rồi tăng lên 180-200 que/phút.
Giờ đây, máy làm nhang tự động Hải Lan đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Thái Bình…, một số tỉnh Nam Trung bộ và xuất khẩu sang Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Đài Loan - Trung Quốc…
Thúc đẩy phát triển CNNT
Bình Định là một trong số ít những địa phương có nhiều sản phẩm được vinh danh sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia - 2015.
Bên cạnh sự nỗ lực của DN, CSSX, còn có sự góp sức của Trung tâm KC-TVPTCN, đã tư vấn, hỗ trợ kinh phí để đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, quảng bá sản phẩm… Đặc biệt, nhiều sản phẩm CNNT của Bình Định được vinh danh chính là động lực để các DN, CSSX trên địa bàn tỉnh tiếp tục cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường...
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngày càng có nhiều sản phẩm CNNT Bình Định đạt danh hiệu “Sản phẩm CNNTTB”? Ông Võ Mai Hưng, cho biết: Ngoài 3 đề án thuộc chương trình Khuyến công Quốc gia năm 2015, chương trình Khuyến công địa phương có tới 14 đề án, với tổng kinh phí 1,68 tỉ đồng.
Đó là những đề án phát triển sản phẩm CNNTTB; nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất; đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện…
Từ nay đến cuối năm 2015, Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện một số đề án Khuyến công, như:
Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy rang và máy xay để phục vụ sản xuất cà phê bột tại Công ty TNHH SX-TM Ngọc Sang (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn); Đề án “Hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất gạch ống ximăng cốt liệu tại Công ty TNHH Việt Tân (Cụm công nghiệp Du Tự, huyện Hoài Ân);
Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất bánh tráng tại Công ty TNHH Ngọc Tuấn (xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ)...
Về lâu dài, UBND tỉnh đã quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có 36 làng nghề đạt chuẩn, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,5%/năm; đến năm 2030 có thêm 14 làng nghề đạt chuẩn, nâng tổng số làng nghề đạt chuẩn lên 50 làng nghề.
Có thể bạn quan tâm

Đáng chú ý là bệnh do nấm và vi khuẩn. Toàn tỉnh có trên 1.550 ha bị nhiễm bệnh cháy bìa lá, tỉ lệ phổ biến từ 10% đến 20% lá, trong đó có 178 ha bị nhiễm đến 40% lá. Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn cổ bông cũng xuất hiện trên diện tích hơn 800 ha, đã có một số diện tích bị nhiễm đến 20% bông.

Chỉ trong tuần cuối tháng 7, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 400-500 đồng/kg, vượt lên mức cao nhất trong một năm qua. Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sắp tới Philippines sẽ ký hợp đồng mua 500.000 tấn gạo Việt Nam.

Có mặt trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khô hạn từ hơn 100 năm trước, cây nho ở Ninh Thuận được ví như cây trồng “nữ hoàng”, giúp người dân miền gió cát thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.