Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Lo Lúa Gạo Đảm Bảo An Ninh Lương Thực

Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Lo Lúa Gạo Đảm Bảo An Ninh Lương Thực
Ngày đăng: 11/04/2014

Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Chính phủ quy hoạch là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước với nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa hàng năm và được quay vòng 2-3 lần để có diện tích trồng lúa hơn 4 triệu lượt ha. Từ nay đến năm 2020, toàn vùng ổn định sản lượng mỗi năm từ 24-25 triệu tấn lúa, từ năm 2020-2030 ổn định 24 triệu tấn lúa.

Theo Bộ NN_PTNT, đến năm 2020, dân số cả nước sẽ lên tới 100 triệu người, đến năm 2030 sẽ tăng lên 110 triệu người, khi đó, tổng nhu cầu lúa lần lượt sẽ ở mức 35 triệu và trên 37 triệu tấn.

Mô hình canh tác chủ yếu là đa canh, luân canh, kết hợp với trồng các loại cây trồng cạn; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản để vừa duy trì sản lượng lúa, vừa tăng thêm thu nhập, khai thác đất đai, mặt nước có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các tỉnh ven biển sẽ đưa thêm 80.000 ha lúa mùa một vụ vào nuôi thêm một vụ thủy sản theo mô hình lúa tôm, lúa cá, nâng diện tích thực hiện theo mô hình này lên 200.000 ha. Mặt khác, với diện tích đất trồng từ 2-3 vụ lúa, các tỉnh chuyển trên 110.000ha sang trồng các loại cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước, nhằm thay thế nguyên liệu nhập khẩu, như ngô, đậu nành…

Ngoài ra, các tỉnh cũng đưa 280.000ha vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả, đất nông nghiệp trong lâm phần chuyển sang chuyên canh cây ăn quả, trồng cỏ nuôi gia súc.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, hiện các cơ quan khoa học và các tỉnh đang phối hợp lai tạo các giống lúa mới thích nghi với biến đổi khí hậu, kháng sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, trong đó ưu tiên lai tạo các giống lúa thích nghi với điều kiện bất lợi sinh học (sâu bệnh) và phi sinh học (lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu)...

Bên cạnh đó, nhằm đưa diện tích sử dụng giống đạt chuẩn lên 70% vào năm 2015, các tỉnh đã xã hội hóa công tác nhân giống ba cấp gồm siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận để cung ứng cho nông dân.

Cùng với đó, các tỉnh cũng đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản nhằm giảm tối đa thất thoát; phổ biến rộng khắp kỹ thuật canh tác lúa bền vững, mở rộng vùng sản xuất lúa sạch, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu đang tăng lên.

Sau năm 2015, các tỉnh mở rộng quy trình canh tác lúa theo vùng sinh thái và quy trình Gap nhằm tạo ra lượng lúa gạo sạch, chiếm từ 40% diện tích lúa trở lên; đồng thời đổi mới công nghệ chế biến lúa gạo thành các sản phẩm có giá trị cao để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng Hiệu Quả Kinh Tế Và Rủi Ro Từ Tôm Thẻ Chân Trắng

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

12/04/2014
Ngành Chăn Nuôi Tái Cơ Cấu Theo Hướng Nào? Ngành Chăn Nuôi Tái Cơ Cấu Theo Hướng Nào?

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

12/04/2014
Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tập Trung Cách Làm Hiệu Quả Của Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tập Trung Cách Làm Hiệu Quả Của Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.

01/08/2014
Nhãn Idor Bén Rễ Ở Vùng Đất Cù Lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp) Nhãn Idor Bén Rễ Ở Vùng Đất Cù Lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

12/04/2014
Chưa Kiểm Soát Chặt Chẽ Chất Lượng Tôm Giống Chưa Kiểm Soát Chặt Chẽ Chất Lượng Tôm Giống

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.

01/08/2014