Đồng Bằng Sông Cửu Long Là Vùng Trọng Điểm Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.
Theo đó, việc xây dựng Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam là rất cần thiết nhằm đề ra các nội dung, giải pháp đồng bộ, từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết về mặt hàng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa, gạo theo hướng hiệu quả, bền vững và nâng cao lợi ích của toàn ngành.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.
Đề án sẽ theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm; trước mắt vùng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo trọng điểm để xây dựng thương hiệu.
Đồng thời, xác định các định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất, tiềm năng thâm nhập vào các phân khúc của thị trường gạo thế giới trong thời gian tới.
Bên cạnh đó đề ra những nội dung, dự án và giải pháp cần thiết trong Đề án để đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gạo các cấp độ, đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thực hiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên tập trung nguồn lực, kinh phí để hoàn thiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2014.
Có thể bạn quan tâm

Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.

Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.

Nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị hư hại do bão số 11. Ngay sau bão, các chủ hồ tôm đang nỗ lực tìm cách khắc phục

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.