Đồng Bằng Sông Cửu Long Là Vùng Trọng Điểm Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.
Theo đó, việc xây dựng Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam là rất cần thiết nhằm đề ra các nội dung, giải pháp đồng bộ, từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết về mặt hàng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa, gạo theo hướng hiệu quả, bền vững và nâng cao lợi ích của toàn ngành.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.
Đề án sẽ theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm; trước mắt vùng đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo trọng điểm để xây dựng thương hiệu.
Đồng thời, xác định các định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất, tiềm năng thâm nhập vào các phân khúc của thị trường gạo thế giới trong thời gian tới.
Bên cạnh đó đề ra những nội dung, dự án và giải pháp cần thiết trong Đề án để đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gạo các cấp độ, đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thực hiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu gạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên tập trung nguồn lực, kinh phí để hoàn thiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2014.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở NN & PTNT, sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 11,67 tỷ/kế hoạch 17 tỷ con (68,6%), giảm 23% so cùng kỳ (15,27 tỷ con). Mặc dù vậy, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống hiện nay có thuận lợi do thời tiết đã có mưa.

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.

Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, hiện nay là vụ nuôi chính thứ 2 của năm. Tuy nhiên, tại các vùng nuôi trọng điểm người dân do lo ngại dịch bệnh trên tôm tái phát nên chỉ thả nuôi cầm chừng, nhiều nơi vẫn còn “treo” ao.

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.