Đồng Bằng Sông Cửu Long Gia Tăng Sản Lượng Xuất Khẩu Rau Quả

Ngay từ đầu năm 2014, vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu lớn ĐBSCL đã bắt nhịp tăng trưởng mới, hứa hẹn nhiều triển vọng tiếp tục 1 năm xuất khẩu thuận lợi.
Những ngày qua, CTCP Rau quả thực phẩm An Giang Antesco khẩn trương bước vào vụ sản xuất mới. Lợi thế lớn trong vụ này là những mặt hàng chủ lực như bắp thu trái non, chôm chôm và nhất là khóm đông lạnh đã hợp đồng được với khách hàng Hà Lan với sản lượng bước đầu 20 tấn.
Là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả quy mô lớn ở An Giang hàng chục năm qua, Antesco đã từng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và cộng đồng châu Âu trong đó có Hà Lan, với sản lượng hơn 10.000 tấn thành phẩm mỗi năm. Thế nhưng đợt giao hàng xuất sang Hà Lan lần này, đơn vị có lợi thế khác hẳn khi đưa được hàng nguyên đai, nguyên kiện đến tay người sử dụng chứ không phải qua trung gian để phân phối hàng như trước.
Với diện tích khoảng 200 ngàn ha, cho sản lượng trên dưới 2 triệu tấn mỗi năm, rau quả vùng ĐBSCL chỉ sau cây lúa. Thế nhưng nhiều năm nay, sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15-20%. Do vậy, dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt trên dưới 30%/năm, nhưng năm 2013 xuất khẩu rau quả cũng chỉ đạt trên 1 tỷ USD.
Nhờ sản phẩm rau quả được nâng cao về mặt chất lượng, sản xuất đạt chuẩn VietGap và GlobalGap nên hiện tại giá trị xuất khẩu đã được nâng lên rất nhiều như vú sữa Tiền Giang và bưởi da xanh Bến Tre.
Có thể thấy rõ, giá trị xuất khẩu rau quả vẫn chưa thể sánh kịp bước tăng tốc của ngành thủy sản, hay với một số ngành hàng nông sản khác như gạo, cao su, cà phê... Thế nhưng, những tín hiệu tích cực của việc xuất khẩu rau quả thuận lợi ngay từ đầu năm cho thấy, thế mạnh kinh tế của khu vực đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Trên đà tăng trưởng như hiện nay, rất có thể ngành hàng rau quả sẽ mau chóng đuổi kịp các mặt hàng nông sản chính về kim ngạch trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) ngày 22/9/2014 cho biết, tính đến ngày 18/9 các doanh nghiệp đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.

Anh Doanh chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sinh sống ở bên tỉnh Lâm Đồng cũng làm nghề trồng rau và thường thấy nhiều người dân của Đắk Nông sang mua hạt, cây giống về để trồng. Thấy nhu cầu trồng rau của người dân Đắk Nông nhiều, lại được bạn bè và người thân khuyên nên sang bên này làm ăn nên gia đình đã bán tài sản sang để theo nghề.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu. Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.