Đồng Bằng Sông Cửu Long Gia Tăng Sản Lượng Xuất Khẩu Rau Quả

Ngay từ đầu năm 2014, vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu lớn ĐBSCL đã bắt nhịp tăng trưởng mới, hứa hẹn nhiều triển vọng tiếp tục 1 năm xuất khẩu thuận lợi.
Những ngày qua, CTCP Rau quả thực phẩm An Giang Antesco khẩn trương bước vào vụ sản xuất mới. Lợi thế lớn trong vụ này là những mặt hàng chủ lực như bắp thu trái non, chôm chôm và nhất là khóm đông lạnh đã hợp đồng được với khách hàng Hà Lan với sản lượng bước đầu 20 tấn.
Là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả quy mô lớn ở An Giang hàng chục năm qua, Antesco đã từng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và cộng đồng châu Âu trong đó có Hà Lan, với sản lượng hơn 10.000 tấn thành phẩm mỗi năm. Thế nhưng đợt giao hàng xuất sang Hà Lan lần này, đơn vị có lợi thế khác hẳn khi đưa được hàng nguyên đai, nguyên kiện đến tay người sử dụng chứ không phải qua trung gian để phân phối hàng như trước.
Với diện tích khoảng 200 ngàn ha, cho sản lượng trên dưới 2 triệu tấn mỗi năm, rau quả vùng ĐBSCL chỉ sau cây lúa. Thế nhưng nhiều năm nay, sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15-20%. Do vậy, dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt trên dưới 30%/năm, nhưng năm 2013 xuất khẩu rau quả cũng chỉ đạt trên 1 tỷ USD.
Nhờ sản phẩm rau quả được nâng cao về mặt chất lượng, sản xuất đạt chuẩn VietGap và GlobalGap nên hiện tại giá trị xuất khẩu đã được nâng lên rất nhiều như vú sữa Tiền Giang và bưởi da xanh Bến Tre.
Có thể thấy rõ, giá trị xuất khẩu rau quả vẫn chưa thể sánh kịp bước tăng tốc của ngành thủy sản, hay với một số ngành hàng nông sản khác như gạo, cao su, cà phê... Thế nhưng, những tín hiệu tích cực của việc xuất khẩu rau quả thuận lợi ngay từ đầu năm cho thấy, thế mạnh kinh tế của khu vực đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Trên đà tăng trưởng như hiện nay, rất có thể ngành hàng rau quả sẽ mau chóng đuổi kịp các mặt hàng nông sản chính về kim ngạch trong những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.