Đồng Bằng Sông Cửu Long Được Mùa Khoai Lang

Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, năm 2013, các tỉnh trong vùng trúng mùa khoai lang với năng suất bình quân 24 tấn/ha. Tổng sản lượng cả năm ước đạt khoảng 480.000 tấn và dẫn đầu các vùng trồng khoai lang trong nước.
Bình quân người trồng khoai lang lãi ít nhất 50 triệu đồng mỗi vụ. Các giống được nông dân sử dụng phổ biến là khoai lang bí, khoai trắng, khoai sữa, khoai Dương Ngọc và khoai tím Nhật.
Đặc biệt, việc trồng khoai lang tại tỉnh Vĩnh Long cho năng suất cao nhất nước, nhờ thổ nhưỡng thích hợp và trình độ thâm canh khoai lang của nông dân cao.
Hiện các tỉnh ĐBSCL đang phấn đấu mở rộng thị trường xuất khẩu khoai lang, vừa tăng diện tích trồng, vừa nâng cao thu nhập cho nông dân. Riêng Vĩnh Long đã xuất sang Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Hàn Quốc với số lượng hàng trăm tấn mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi) ở ấp 3, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trại giống chuyên cung cấp gà giống thả vườn. Gà giống của anh sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy.

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhện đỏ hại sắn xuất hiện khiến người trồng sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) vô cùng lo lắng.

Ðể chủ động ứng phó tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp việc trồng rừng hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong việc nuôi tôm và ổn định nghề nuôi tôm của địa phương.