Đồng Bằng Sông Cửu Long Đặt Mục Tiêu Sản Xuất 25 Triệu Tấn Lúa Năm 2014

Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.
Mục tiêu của bản kế hoạch là thực hiện mạnh tái cơ cấu phát triển ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững với việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư sinh sống trên địa bàn nông thôn.
Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL năm 2014: Sản lượng lúa đạt 25 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với năm 2013; sản lượng thủy sản đạt 3,5 triệu tấn (trong đó, cá tra đạt 1,35 triệu tấn, tôm nước lợ 420.000 tấn)…
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các địa phương vùng ĐBSCL triển khai thực hiện tốt 5 nội dung và giải pháp sau: Thực hiện tái cơ cấu ngành, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; xây dựng các công trình hạ tầng sản xuất nông nghiệp; thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.

Năm 2012, tình hình tiêu thụ dừa trái và các sản phẩm từ dừa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng dừa trong tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, giá dừa trái trên thị trường thế giới không ngừng rớt giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, đã kéo theo giá dừa trong nước giảm đáng kể.

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.

“Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo không thể đổ hết lỗi cho nhà khoa học, rằng Việt Nam không có được các giống lúa đủ tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu".

Theo Sở NN và PTNT Cà Mau, hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi vẫn xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm ở địa bàn tỉnh gây thiệt hại khá cao cho bà con nông dân.