Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao

Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 16/07/2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã chuyển đổi 87.314 ha đất lúa sang trồng các loại cây hiệu quả cao như ngô, đậu tương, vừng, rau màu các loại và nuôi trồng thủy sản. Địa phương có diện tích chuyển đổi nhiều nhất là Đồng Tháp với 30.725 ha, tiếp đến là Sóc Trăng 19.800 ha và Trà Vinh trên 12.000 ha.

Nhờ chuyển đổi sang cây trồng vật nuôi phù hợp nên nhiều hộ dân tỉnh ĐBSCL có mức lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa. Cụ thể như nông dân Đồng Tháp trồng vừng cho lợi nhuận cao nhất 25,3 triệu đồng/ha, trong khi trồng lúa chỉ đạt lợi nhuận 2,45 triệu đồng/ha.

Nông dân Cần Thơ trồng vừng đạt lợi nhuận từ 17-25 triệu đồng/ha, trồng đậu tương lợi nhuận từ 17,6 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa 5,6 triệu đồng/ha. Đồng thời, trồng luân canh lúa với các loại hoa màu khác cũng cho lợi nhuận tăng thêm từ 5 đến 16 triệu đồng/ha so với canh tác 3 vụ lúa/năm.

Các loại cây trồng được chuyển đổi là ngô 53.000 ha (chiếm 26%), đậu tương 13.000 ha (chiếm 6%), dưa rau hoa 60.000 ha (chiếm 29%), lúa kết hợp với thủy sản 32.000 ha (chiếm 16%), còn lại là các loại cây trồng làm thức ăn gia súc, lạc, vừng và các loại cây trồng khác.

Phương thức chuyển đổi là luân canh cây lúa với cây màu và tập trung ở các vụ xuân hè, hè thu và thu đông do năng suất và chất lượng lúa sản xuất không cao, giá thành sản xuất cũng cao.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Bộ sẽ phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của cả nước, trong đó có vùng ĐBSCL. Trên cơ sở đó các địa phương sẽ xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể, chi tiết từ cấp tỉnh tới cấp xã làm cơ sở chỉ đạo quản lý.

Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Tổng cục Thủy lợi, các Sở NN&PTNT các tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, tăng cường tập huấn cho nông dân về công tác khuyến nông.

Mặt khác, các địa phương cần đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu, thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn không chỉ đối với lúa mà đối với nhiều loại cây trồng khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho nông dân, đẩy mạnh việc xây dựng các điểm thu mua, kho, xưởng chế biến, bảo quản nông sản...


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất sữa mới đáp ứng 40% nhu cầu trong nước Sản xuất sữa mới đáp ứng 40% nhu cầu trong nước

Theo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), chăn nuôi bò sữa tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua, với sản lượng năm 2014 tăng hơn 20% so với năm 2013, nhưng sản lượng đó mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

10/10/2015
Doanh nghiệp chăn nuôi chọn miếng bánh nhỏ trong TPP Doanh nghiệp chăn nuôi chọn miếng bánh nhỏ trong TPP

Nông nghiệp là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất khi Việt Nam tham gia TPP, song một số doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng với sân chơi mới bằng cách lựa chọn những sản phẩm mà các "ông lớn" không làm.

10/10/2015
Hội thảo tuyên truyền mở rộng vùng nuôi GAP Hội thảo tuyên truyền mở rộng vùng nuôi GAP

Ngày 7/10, Ban Quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển về sự phát triển bền vững phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo thông tin tuyên truyền mở rộng vùng GAP năm 2016 – 2017 tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

11/10/2015
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng mạnh Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng mạnh

Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có bước phát triển mạnh là nhờ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản khá ổn định, trong đó tàu thuyền khai thác biển 385 chiếc (có 10 chiếc đánh bắt xa bờ).

11/10/2015
Khởi công khu phức hợp sản xuất nuôi tôm chất lượng cao Khởi công khu phức hợp sản xuất nuôi tôm chất lượng cao

Ngày 9.10, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ - Bình Định), Tập đoàn Việt- Úc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt- Úc Lương Thanh Văn.

11/10/2015