Dồn sức cho củng cố chi, tổ hội

Theo ông Đặng Công Thắng, chi, tổ hội ND là đơn vị hành động, là tế bào của Hội, hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp hội viên, ND. Muốn Hội vững mạnh thì từng tế bào phải mạnh.
Vượt qua trở ngại nhận thức
Hiện nay, nhìn chung chi, tổ hội ND trên địa bàn TP.Đà Nẵng có đổi mới trong phương thức hoạt động, giữ nền nếp sinh hoạt định kỳ bằng nhiều hình thức phù hợp.
Nhưng cũng có những chi, tổ hội ND lúng túng, không tập hợp được hội viên, thả nổi việc sinh hoạt định kỳ. Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở địa bàn khu dân cư đô thị.
Ông Đặng Công Thắng thăm mô hình trồng nấm thuộc chi hội 8, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Chi, tổ hội ND ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở địa bàn khu dân cư đô thị, chiếm 600/738 chi hội toàn thành phố.
Thực tế cho thấy, đã có một vài chi hội lấy lý do dân không còn trồng trọt, chăn nuôi nên không sinh hoạt theo định kỳ, không phát triển được hội viên.
Tình trạng trên nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ dẫn đến những “lây lan” không tốt cho phong trào chung…
“Đây là quy luật phát triển đi lên của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế đó không phải là trở ngại cho phát triển tổ chức Hội ND. 95% chi hội ở Đà Nẵng hoạt động tốt, được xếp loại vững mạnh, khá, trong đó, đa phần là ở địa bàn khu dân cư đô thị.
Trở ngại ở đây là nhận thức về Hội ND của một bộ phận cán bộ Hội các cấp, nhất là cán bộ hội cơ sở, chi, tổ hội. Đây là điều mà Ban chấp hành Hội ND TP.Đà Nẵng muốn chấn chỉnh”-ông Thắng bày tỏ.
Giải pháp thu hút hội viên
Hội ND TP.Đà Nẵng đang tập trung nhiều nỗ lực, giải pháp nhằm kiện toàn, củng cố, phát triển tổ chức Hội ND vùng đô thị hóa.
Hội ND TP.Đà Nẵng chú trọng hỗ trợ hội viên, ND vùng đô thị như tập huấn kỹ thuật; tổ chức dạy nghề, tư vấn chuyển nghề, nhất là hội viên vùng thu hồi đất nông nghiệp.
Dạy nghề tới đâu, Hội hỗ trợ vay vốn tới đó, để học viên tổ chức sản xuất, có thu nhập ngay. Hội đứng ra mượn đất dự án còn bỏ trống, bỏ hoang cho hội viên đô thị sản xuất, làm ăn.
Những việc này, một số Hội ND thành phố đã và đang làm nhưng còn rời rạc.
Tới đây, Hội ND TP.Đà Nẵng sẽ làm tập trung, có kế hoạch, giải pháp triển khai bài bản vì lợi ích cho hội viên, nâng cao vai trò của Hội, thu hút mạnh hơn nữa hội viên đô thị vào Hội.
Hội ND TP.Đà Nẵng đã tăng cường cán bộ xuống cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn các chi, tổ hội hoạt động tốt hơn; phát hiện, nhân rộng những mô hình hay.
“Sự tăng cường kiện toàn, cũng cố chi, tổ hội của chúng tôi ở thời điểm này nhằm hỗ trợ cho hội nghị bầu chi hội trưởng, chi hội phó chi hội ND trên toàn thành phố vào năm 2016.
Chúng tôi tin tưởng rằng, những nỗ lực hôm nay sẽ làm cho hội nghị bầu các chi hội trưởng trở thành ngày hội biểu dương lực lượng, đưa phong trào ND đô thị Đà Nẵng phát triển lên tầm cao mới” - ông Thắng tự tin nói.
Đến 1.10.2015, tổng dư nợ Quỹ HTND thuộc Hội ND thành phố đạt 24 tỷ đồng, tăng hơn cùng kỳ 2014 là 6 tỷ đồng.
Các cấp Hội ND TP. Đà Nẵng đã phát triển được thêm 2.000 hội viên mới, đạt 90% so với chỉ tiêu 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.

Các nhà vườn ở ĐBSCL đang lao đao khi bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản trong cảnh “được mùa mất giá”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu

Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…