Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dồn Lực Chặn Tai Xanh

Dồn Lực Chặn Tai Xanh
Ngày đăng: 25/06/2012

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Cán bộ thú y huyện Văn Quan lấy mẫu huyết thanh trên lợn, đảm bảo giám sát phát hiện bệnh kịp thời

Những ngày giữa tháng 5, tại một số thôn ở xã Bình Phúc, huyện Văn Quan, đàn lợn bị ốm với dấu hiệu lạ. Người dân đã thông báo cho thú y viên cơ sở và những diễn biến này lập tức được báo cáo về Chi cục Thú y. Những cán bộ chuyên môn cho biết, mặc dù đợt phát bệnh lần này khá lạ, triệu chứng không rõ ràng, nhưng với tinh thần cảnh giác, họ đã báo cho cơ quan có thẩm quyền.

Ông Dương Doãn Doanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: ngay lập tức Chi cục cử cán bộ chuyên môn phối hợp cùng với Trạm thú y huyện xác minh tình hình. Trong khi lấy mẫu chờ kết quả xét nghiệm, cơ quan chuyên môn đã chủ động triển khai các biện pháp khoanh vùng khống chế. Chỉ một thời gian ngắn, kết quả xét nghiệm đã xác định đó là bệnh tai xanh. Lúc này diễn biến dịch có chiều hướng khá phức tạp, lan ra đến 5 thôn ở 2 xã Bình Phúc, Xuân Mai huyện Văn Quan với 252 con mắc bệnh, chết và tiêu hủy 51 con, nguyên nhân ban đầu được nhận định là phát sinh từ ổ dịch cũ. Dịch tai xanh có tốc độ lây lan rất nhanh, xác định được điều này nên công tác chống dịch được tiến hành rất khẩn trương. Ngoài các biện pháp tiêu độc khử trùng, cơ quan chuyên môn tiến hành tiêm phòng bao vây từ các xã lân cận đến ổ dịch, chỉ trong vòng 2 ngày, với sự phối hợp của chính quyền các địa phương và người chăn nuôi, tiêm phòng đã đạt 100%. Trong khi đó việc áp dụng phác đồ vào điều trị đã đạt hiệu quả tương đối cao, tính đến ngà
y 14/6/2012 đã có 151 con khỏi triệu chứng, số còn lại đang tiếp tục được điều trị. Ông Doanh khẳng định: tình hình ở Văn Quan đã tạm ổn, không phát sinh thêm các ổ dịch mới, cơ quan chuyên môn đang tiếp tục theo sát tình hình. Ở một diễn biến khác, trong khi tình hình dịch tai xanh ở Văn Quan dần được khống chế thì ngày 6/6, ở xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng dịch tai xanh đã xuất hiện và nhanh chóng xuất hiện thêm ở Hữu Liên, Nhật Tiến, tính tới sáng 14/6 các địa phương này đã có 135 con lợn trên địa bàn 9 thôn mắc bệnh tai xanh. Trước những diễn biến dồn dập đó, ngành NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục thú y tiến hành ngay các biện pháp khống chế, điều trị.

Trao đổi nhanh với chúng tôi, ông Hoàng Quy, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y, hiện đang được phân công phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo công tác chống dịch cho biết: diễn biến dịch trên địa bàn Hữu Lũng đang có chiều hướng phức tạp, bởi không như ở Văn Quan, chăn nuôi ở Hữu Lũng phát triển khá mạnh cộng với lượng vận chuyển động vật qua địa bàn nhiều, đồng thời trên địa bàn cũng có nhiều ổ dịch cũ từ năm 2010. Diễn biến mới nhất tính đến chiều 14/6, trên địa bàn Hữu Lũng đã phát sinh thêm ổ dịch mới tại xã Yên Thịnh, rải rác một số xã khác cũng đang xuất hiện lợn ốm. Ông Quy cho biết: hiện thú y đang dồn lực phối hợp cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn và chính quyền các địa phương khẩn trưởng tiêm phòng, bao vây khống chế các ổ dịch đồng thời lập các chốt kiểm dịch kiểm tra chặt chẽ trên các tuyến lưu thông, đảm bảo cho dịch không lan rộng thêm.

Phát triển chăn nuôi ở xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng - Ảnh: Thế Bảo

Không chỉ đối với các huyện trong vùng dịch, địa phương trong toàn tỉnh đã và đang tăng cường lực lượng, hình thành các vành đai ngăn dịch từ xa. Ông Lý Minh Hải, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chi Lăng, địa phương tiếp giáp với ổ dịch Hữu Lũng cho biết: ngay khi có thông báo dịch từ các địa phương, huyện Chi Lăng đã chỉ đạo thú y viên cơ sở bám, nắm và kiểm tra các hộ chăn nuôi trên địa bàn được phân công, đồng thời tiếp tục triển khai phun tiêu độc khử trùng tại các điểm chăn nuôi tập trung điểm chợ và tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, đảm bảo phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường để ngăn ngừa từ xa. Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Lạng Sơn đang dồn sức khống chế, ngăn chặn dịch tai xanh.

Có thể bạn quan tâm

Tận Diệt Thủy Sản Bằng Tận Diệt Thủy Sản Bằng "Rọ Lồng"

Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván... đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.

18/11/2013
Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014 Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.

18/11/2013
Điêu Đứng Sau Bão Điêu Đứng Sau Bão

Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.

18/11/2013
55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP 55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

18/11/2013
Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến

Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...

18/11/2013