Đơn Dương Sẽ Thành Huyện Nông Thôn Mới Kiểu Mẫu

Ngày 10.6, lần đầu tiên UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động phong trào xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) cho một huyện là Đơn Dương. Đây là huyện duy nhất trong tỉnh Lâm Đồng được chọn làm điểm để xây dựng NTM...
Mục tiêu tỉnh Lâm Đồng đặt ra là đến năm 2015, Đơn Dương sẽ là huyện đầu tiên của Lâm Đồng đạt được 19/19 tiêu chí NTM.
Chiến lược NTM- nông nghiệp công nghệ cao
Trước khi được UBND tỉnh Lâm Đồng phát động phong trào cho huyện mình, Đơn Dương đã tổ chức lễ phát động phong trào “Đơn Dương chung tay xây dựng NTM” ở phạm vi cấp xã với mục tiêu ưu tiên 5 xã ưu tiên hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào năm 2015.
Song song với đó, huyện cũng đã xây dựng đề án NTM của huyện với mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2015 đạt huyện NTM với 6/8 xã đạt xã NTM. Về phía xã, Đơn Dương hiện có 4/8 xã đã được phê duyệt đề án phát triển sản xuất và 3/8 xã đang thẩm định đề án. Về quy hoạch chung, đến nay đã có 8/8 xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM đã được phê duyệt. Hiện các xã đang tiến hành công bố quy hoạch và triển khai thực hiện theo quy hoạch.
Đối với xây dựng hạ tầng, từ đầu năm đến nay, Đơn Dương thực hiện được 7,7 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước đầu tư 5,8 tỷ đồng, số còn lại (1,9 tỷ đồng) là do nhân dân đóng góp. Tính đến thời điểm này, ở cấp huyện, Đơn Dương đã đạt 6/19 tiêu chí NTM. Ở cấp xã, Đơn Dương có 2 xã đạt 15 – 19 tiêu chí là Quảng Lập và Lạc Lâm... Đặc biệt, Đơn Dương phấn đấu đến cuối năm nay sẽ có 2 xã hoàn thành 19 tiêu chí là Quảng Lập và Lạc Lâm. Về xây dựng xã văn hóa, Đơn Dương hiện đã có 3 xã được công nhận xã văn hóa là Quảng Lập, Lạc Lâm và Ka Đơn.
Chiến lược của Đơn Dương là xây dựng NTM đi liền với phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Tổng diện tích rau, hoa ứng dụng kỹ thuật CNC thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 ở Đơn Dương là 5.235ha; trong đó, diện tích nhà kính, nhà lưới và tưới nhỏ giọt tự động duy trì được 607ha; thu nhập từ sản xuất rau, hoa CNC đã đạt được con số 150 triệu đồng/ha/năm...
Đầu tư cho xây hạ tầng
Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông của tỉnh Lâm Đồng, có 10 đơn vị hành chính gồm 8 xã và 2 thị trấn, tổng dân số toàn huyện năm 2012 có 98.129 người, gồm các dân tộc Kinh, Cơ Ho, Chu Ru, Cil.
Mục tiêu trong năm 2013 của Đơn Dương là, toàn huyện Đơn Dương triển khai 65 công trình và hạng mục công trình với tổng nguồn vốn được cấp theo kế hoạch là 91,675 tỷ đồng. Trong đó, các công trình trọng điểm được thực hiện trong năm 2013 này là gói thầu số 5 đường nội thị thị trấn Thạnh Mỹ có tổng mức đầu tư gần 54 tỷ đồng, công trình hồ chứa nước Sao Mai có tổng mức đầu tư hơn 62 tỷ đồng (vốn cấp trong năm 2013 là 4 tỷ đồng)…
Với công tác chỉnh trang đô thị 2 thị trấn Thạnh Mỹ và Đran, ngành chức năng đã tiến hành thay thế, sửa chữa hệ thống đèn chiếu sáng với tổng vốn 650 triệu đồng; làm hệ thống đèn trang trí với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng; hiện nay, UBND huyện Đơn Dương đã giao cho Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện xây dựng đề án mở rộng không gian đô thị 2 thị trấn của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)

Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...

Vị Xuyên là một trong 3 huyện trọng điểm phát triển cây cam sành của tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, năm 2015, huyện sẽ trồng mới 200ha cam sành. Trong tháng 7 và tháng 8, Vị Xuyên đã trồng mới được 150ha cam sành trên địa bàn 9 xã, thị trấn, nâng tổng diện tích cam sành lên 480ha.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông đến từ các huyện trong tỉnh.