Dồn Điền Đổi Thửa Ở Chương Mỹ

Cuối tháng 12-2012, huyện Chương Mỹ mới bắt tay triển khai công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) cho nên bị coi là chậm so với nhiều địa phương khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã dồn được 10.600 ha (đạt 96,5% diện tích) chiếm 13% kế hoạch DĐĐT của toàn thành phố Hà Nội. Kết quả đáng khích lệ này đã và đang tạo động lực để huyện Chương Mỹ sớm đạt bộ tiêu chí chuẩn NTM.
Khâu đột phá xây dựng NTM Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm nhớ lại những ngày đầu làm NTM. Với đồng chí Lâm, đó là những ngày tháng không có chỗ cho sự tính toán thiệt hơn hay trông chờ vào nguồn ngân sách thành phố và Nhà nước, mà chỉ có sự quyết đoán, táo bạo trong những quyết định hành chính được xây dựng dựa trên sự đồng thuận của người dân mới có thể trở thành nguồn lực để Chương Mỹ bắt tay làm NTM.
Những cuộc họp triển khai nghị quyết, những buổi vận động người dân hiến đất làm đường trở nên thường xuyên hơn đã góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên toàn huyện Chương Mỹ.
Tính đến tháng 6-2014, toàn huyện đã DĐĐT được 10.655,03 ha, trong đó sáu tháng đầu năm là 2.267,3 ha, nâng tổng số diện tích đã DĐĐT bàn giao ruộng cho người dân lên 10.223,48 ha, đạt 96%. Hiện, Chương Mỹ phấn đấu đến hết năm 2014 sẽ hoàn thành DĐĐT 431,55 ha tương đương 4% diện tích còn lại. Quyết tâm này đã đưa Chương Mỹ từ một huyện có xuất phát điểm thấp trở thành một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội đạt tiến độ DĐĐT trong xây dựng NTM.
Từ những thành công bước đầu trong DĐĐT, các cấp chính quyền và người dân trong huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành nên những khu quy hoạch trồng rau an toàn hiệu quả như: mô hình bưởi diễn ở xã Nam Phương Tiến, Trần Phú, thị trấn Xuân Mai, mô hình rau sạch vùng bãi sông Đáy, mô hình trang trại ở Hữu Văn, Đại Yên, Lam Điền, Thượng Vực...
cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng thu nhập bình quân của người dân lên 17 triệu đồng/người/năm, cao hơn trồng lúa từ 2-3 lần.
Anh Đặng Đình Lộc, thôn Dẫy, xã Đại Yên, chủ một gia trại quy mô lớn với 4.000 con gà đẻ trứng và 2 ha nuôi thả cá đã không giấu được niềm vui khoe với chúng tôi: chương trình NTM đã làm thay đổi không chỉ gia đình tôi mà còn cả thôn Dẫy vốn trước kia còn nghèo nàn, lạc hậu, ruộng đất manh mún, cho nên có làm mà chẳng có thu, thì nay đường làng, ngõ xóm đã khang trang hơn, ruộng đất được quy hoạch lại, tạo thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất.
Theo cách tính của người dân thôn Dẫy nói riêng và xã Đại Yên nói chung, mỗi gia trại có quy mô như gia đình anh Lộc có thể cho lợi nhuận từ 300 đến 400 triệu đồng/năm.
Đây cũng chính là nguồn nội lực để Đại Yên đẩy mạnh công tác xã hội hóa NTM.
Cần đầu tư thỏa đáng Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Chương Mỹ mới có xã Thụy Hương đạt 19/19 tiêu chí, còn lại các xã khác trong huyện đều đạt được hơn 10 tiêu chí.
Theo Phó Bí thư thường trực Trần Vững thì huyện đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM như: tập trung phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị và từng bước kiện toàn các tổ chức, tinh gọn bộ máy hành chính để giảm phiền hà cho người dân.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm của huyện còn thấp cho nên thiếu sự chủ động trong xây dựng NTM. Cụ thể, chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2014, huyện mới chỉ có hai trong số chín khoản thu hoàn thành dự toán pháp lệnh năm (Thuế môn bài 106%, thu khác ngân sách đạt 137%), có bảy trong số chín khoản thu chưa hoàn thành... dẫn đến nguồn lực cho NTM còn gặp nhiều khó khăn.
Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên Đặng Tiến Hoàng không khỏi băn khoăn khi nói về những vướng mắc trong xây dựng NTM: Khi chưa bắt tay vào xây dựng NTM, xã chỉ đạt được bốn tiêu chí, nay xã đã đạt 16 tiêu chí.
Hiện xã Đại Yên có chín thôn, xóm với 6.000 dân, khoảng 38% số đó là lao động chủ yếu bằng nông nghiệp, còn lại hơn 50% làm tiểu thủ công nghiệp cho nên mũi đột phá của xã chính là đường giao thông nông thôn. Chỉ tính riêng năm 2003, xã đã đầu tư 1,6 tỷ đồng xây dựng 1,1 km đường hoàn toàn do kinh phí của địa phương.
Còn theo kế hoạch được huyện phê duyệt, xã Đại Yên có 3,05 km đường giao thông nông thôn với tổng dự toán lên đến gần 15 nghìn tỷ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 11-2012, song đến nay mới hoàn thành được 30% khối lượng công việc do thiếu vốn.
Theo tính toán của xã Đại Yên, Đề án xây dựng NTM của xã khoảng 180 tỷ đồng. Trong đó, 30 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp. Với nguồn kinh phí hiện có rất ít ỏi, khiến cho xã gặp rất nhiều khó khăn trong hoàn thành nốt các tiêu chí xây dựng NTM, chưa kể việc tiếp tục phải đầu tư, nâng cấp những cơ sở hiện có.
Mặc dù chính quyền và người dân trong xã đã sớm có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng NTM, nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực tại chỗ mà không nhận được sự đầu tư thỏa đáng, kịp thời của Nhà nước và thành phố, thì e rằng bộ mặt làng quê nơi đây sẽ ngày một cũ đi, trong khi cái mới không thể hoàn thiện chỉ vì thiếu kinh phí.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 20/2/2015 diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.022 ha, tăng 518 ha so với cùng kỳ 2014. Trong đó, diện tích muối thủ công ước đạt 11.029 ha; Diện tích muối công nghiệp ước đạt 3.993 ha.

Số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm đạt 137.000 tấn, giá trị đạt 202 triệu USD, tăng 30,5% về khối lượng nhưng giảm 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp, nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã tổ chức gieo trồng hơn 3.900ha cây hàng năm, đạt 112% kế hoạch, tăng 13% so cùng kỳ, bao gồm 2.820ha lúa và hơn 1.170ha cây hoa màu. Trong đó, có hơn 2.600ha lúa được tưới từ các công trình thủy lợi, tăng gần 900ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại các xã như: Phước Long Thọ, Long Tân, Phước Hội, Láng Dài và thị trấn Đất Đỏ.