Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa

Những sản phẩm tiêu dùng như quần áo, máy tính, yến sào cho đến các loại rau củ tham gia tại hội chợ đều mang những đặc trưng vùng miền, đảm bảo chất lượng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến gian hàng nông sản sạch với những sản phẩm được trồng từ nông trại hữu cơ hoàn toàn không có phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ mà người tham quan có thể ăn thử tại chỗ.
Đông đảo khách tham quan quan tâm nhiều đến các sản phẩm rau quả sạch từ nông trại hữu cơ.
Dù giá cả các loại rau củ sạch này có cao hơn so với các loại rau củ trồng theo cách thông thường nhưng vẫn được nhiều người hào hứng nếm thử và chọn mua. Chị Vũ Thị Hiệp, một khách tham quan cho biết: “Dù giá cao nhưng khi biết được các loại rau này an toàn nên tôi mua ngay.
Khi ăn thấy ngon và thơm hơn mấy loại mua ở ngoài chợ. Tôi đã có số điện thoại của công ty nên sau này sẽ đặt hàng thường xuyên, vì sức khỏe là trên hết”.
Khách tham quan được dịp thưởng thức, trao đổi thông tin với các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất về quy trình sản xuất, chăm bón, phát triển và giá trị các loại mặt hàng. Phiên chợ với mục đích kết nối các doanh nghiệp với gần 1.000 tiểu thương các chợ ở thành phố.
Các chủ doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của tiểu thương góp ý cho sản phẩm của mình, là cơ hội tìm đại lý, nhà phân phối để sản phẩm thâm nhập thị trường tại TP.HCM.
Đây là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường đồng thời tạo cầu nối gia tăng sức cạnh tranh của chuỗi chợ truyền thống tại TP.HCM với các doanh nghiệp, do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ Người bán hàng số 1 tổ chức. Phiên chợ diễn ra trong 2 ngày 12 và 13.9.2015 tại Nhà triển lãm TP.HCM, số 92 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.