Dời lệnh cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ Đà Lạt đến 1.11

Trước đó, nhằm xử lý triệt để tình trạng tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất, giả khoai tây Đà Lạt bán ra thị trường, làm mất uy tín, xâm phạm nghiêm trọng thương hiệu khoai tây Đà Lạt, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng, UBND TP Đà Lạt đã quyết định không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt từ ngày 20.10.
Đến sáng 21.10, nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt đã tập trung tại trụ sở UBND TP để yêu cầu chính quyền giải thích.
Tiểu thương cho rằng quyết định trên quá bất ngờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Những bao khoai tây Trung Quốc đang chờ được nhập vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt.
Tại buổi làm việc, một số tiểu thương cho biết do chưa nắm được quyết định “cấm cửa” khoai tây Trung Quốc nên trước đó đã nhập nhiều container khoai tây về chợ đầu mối.
Đến khi Ban quản lý chợ thông báo về quyết định cấm khiến họ không kịp trở tay, hàng trăm tấn khoai tây bị “chôn chân” ngoài cổng chợ.
Do vậy, các tiểu thương kiến nghị ngành chức năng xem xét gia hạn lệnh cấm để bà con giải phóng lượng hàng mới nhập về.
Một số tiểu thương khác cho rằng chính quyền TP Đà Lạt không nên cấm việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản của địa phương, bởi không phải tiểu thương nào cũng có hành động tráo khoai tây Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt.
Thay vào đó, những trường hợp nào vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, tránh việc một con sâu làm rầu nồi canh.
Giải thích với các tiểu thương, ông Hoàng Lợi, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt, cho biết: Mục đích xây dựng chợ nông sản Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng là để làm nơi tập kết, tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản Đà Lạt.
Do vậy, việc các tiểu thương khi kinh doanh trong chợ biến nơi này thành chỗ tập kết hàng ngoại thì sai với quyết sách, chính sách của thành phố.
Sau khi tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương, nhằm tạo thuận lợi cho bà con có thời gian giải quyết số lượng khoai tây Trung Quốc đã được nhập về, UBND TP Đà Lạt chấp thuận gia hạn cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1.11.
Có thể bạn quan tâm

Theo các tiểu thương, lượng hàng tại chợ quá ít trong khi thời điểm này đang là trái vụ của nhiều loại trái cây nhưng sức mua lại mạnh do sắp tới rằm tháng Giêng. Họ dự báo giá có thể tăng lên nữa trong vài ngày tới và phải đến tận 17 - 18 tháng Giêng âm lịch mới khả năng hạ nhiệt.

“Muối SX ra không sợ bị ứ đọng, vì có hợp đồng với nhiều thương lái thu mua. Điều lo là giá muối quá thấp. Bước vào đầu vụ, các chi phí đầu tư SX đều tăng cao. Trong đó công lao động tăng mạnh nhất, hiện có giá từ 110-130 ngàn đ/công, tăng 20-30 ngàn đ/công so với năm ngoái. Vì vậy để SX muối có lãi thì giá muối thu mua phải dao động ở mức 800-1.000 đ/kg”, ông Hiến nói.

Bộ Công Thương cho biết, giá muối trên thị trường trong nước năm 2014 tương đối ổn định, với muối trắng tại miền Bắc dao động quanh mức 1.600 – 2.500 đồng/kg, miền Nam khoảng 1.000-1.400 đồng/kg. Giá muối giảm khá mạnh (khoảng 30- 40%), trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng mạnh khiến diêm dân khốn khổ. Ngay tại Ninh Thuận – một trong hai “thủ phủ” muối của cả nước giảm từ mức 900- 1.000 đồng/kg hồi đầu năm 2014 xuống 500- 550 đồng/kg vào giữa năm và vẫn duy trì thấp cho đến nay.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Chính phủ sớm bổ sung mắc ca là cây công nghiệp chiến lược mới cho vùng này. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank) thông báo sẽ thu xếp 22 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nông dân Tây Nguyên trồng cây tỷ đô.

Thời gian qua trên báo chí có nhiều ý kiến thảo luận xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Có một số ý kiến ủng hộ việc tiếp tục bảo hộ Ngành mía đường Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến trong đó đa phần là của các học giả, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là tín hiệu để thúc đẩy ngành mía đường trong nước cần khẩn trương đổi mới.