Dời lệnh cấm khoai tây Trung Quốc đến 1-11

Trước đó, nhằm xử lý triệt để tình trạng tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất, giả khoai tây Đà Lạt bán ra thị trường, làm mất uy tín, xâm phạm nghiêm trọng thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Gây thiệt thòi cho người tiêu dùng,UBND TP Đà Lạt đã quyết định không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt từ ngày 20-10.
Đến sáng 21-10, nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt đã tập trung tại trụ sở UBND TP để yêu cầu chính quyền giải thích.
Tiểu thương cho rằng quyết định trên quá bất ngờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Tại buổi làm việc, một số tiểu thương cho biết do chưa nắm được quyết định “cấm cửa” khoai tây Trung Quốc nên trước đó đã nhập nhiều container khoai tây về chợ đầu mối.
Đến khi Ban quản lý chợ thông báo về quyết định cấm khiến họ không kịp trở tay, hàng trăm tấn khoai tây bị “chôn chân” ngoài cổng chợ.
Do vậy, các tiểu thương kiến nghị ngành chức năng xem xét gia hạn lệnh cấm để bà con giải phóng lượng hàng mới nhập về.
Một số tiểu thương khác cho rằng chính quyền TP Đà Lạt không nên cấm việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản của địa phương, bởi không phải tiểu thương nào cũng có hành động tráo khoai tây Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt.
Thay vào đó, những trường hợp nào vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, tránh việc một con sâu làm rầu nồi canh.
Giải thích với các tiểu thương, ông Hoàng Lợi, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt, cho biết: Mục đích xây dựng chợ nông sản Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng là để làm nơi tập kết, tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản Đà Lạt.
Do vậy, việc các tiểu thương khi kinh doanh trong chợ biến nơi này thành chỗ tập kết hàng ngoại thì sai với quyết sách, chính sách của thành phố.
Sau khi tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương, nhằm tạo thuận lợi cho bà con có thời gian giải quyết số lượng khoai tây Trung Quốc đã được nhập về, UBND TP Đà Lạt chấp thuận gia hạn cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1-11.
Có thể bạn quan tâm

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.