Đổi Đời Từ Nuôi Chó Phú Quốc

Anh Tưởng Văn Quý (28 tuổi), chủ cơ sở nuôi và bảo tồn giống chó quý hiếm Hoàng Hà, ở P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM mỗi năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nuôi chó.
Cách ngã tư Ga (Q.12) khoảng 2 km, đi qua những con đường ngoằn ngoèo nhưng khi hỏi thăm thông tin về trại nuôi chó Phú Quốc của anh Tưởng Văn Quý thì rất nhiều người biết. Không những nổi tiếng ở địa phương mà tiếng lành đồn xa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước với nghề nuôi chó Phú Quốc của chàng trai trẻ có biệt danh “Quý khuyển”.
Theo anh Quý, chó con sinh ra khoảng 2 tháng tuổi bán với giá trung bình từ 4 - 5 triệu đồng/con. Nhưng cũng có con chó “tuyển” bán với giá rất cao. “Quan trọng là người mua vì nếu họ đã thích con chó nào rồi thì giá có cao hơn họ cũng sẵn sàng bỏ tiền ra. Mình đã từng bán một con chó Phú Quốc với giá 80 triệu đồng”, Quý tiết lộ.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi giống chó này, anh Quý nói: “Thật ra chó Phú Quốc rất dễ nuôi. Khi đẻ chó mẹ tự tìm chỗ, tự lo cho con mà không cần tới con người hỗ trợ. Mỗi năm chó đẻ hai lứa, từ 7 - 8 con/lứa; có con đẻ từ 11 - 12 con/lứa”.
Tuy nhiên, để chó khỏe mạnh, anh Quý lưu ý: “Phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Thực phẩm phải được rửa sạch sẽ và chế biến kỹ trước khi cho chúng ăn nhằm tránh gây bệnh đường ruột. Ngoài chế độ ăn uống thì cần chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để hạn chế đến mức thấp nhất các mầm bệnh gây hại đàn chó. Khi chó mới đẻ phải tiêm phòng cho chúng, hạn chế bệnh tật trong quá trình nuôi, đảm bảo chó lớn lên khỏe mạnh”.
Hiện tại trang trại chó của anh Quý có hơn 50 con chó giống. “Mình đang xây dựng thêm chuồng trại để phát triển đàn chó từ 50 con như hiện nay tăng lên 150 con. Bây giờ mình không phải lo đầu ra nữa mà chỉ lo phát triển bầy đàn và chất lượng con giống cho tốt bởi vì hiện nay khách hàng của mình hầu như đã trải rộng từ nam ra bắc”.
Nói về lợi nhuận từ trang trại này, Quý bảo: “Năm 2013, sau khi trừ hết chi phí mình kiếm được gần 300 triệu đồng. Năm nay mặc dù chưa thống kê nhưng mình nghĩ cũng kiếm được gần 500 triệu đồng. Nếu thuận buồm xuôi gió, chỉ 2 năm nữa thôi khi tăng số lượng bầy đàn thì lợi nhuận mỗi năm sẽ tăng nhiều lần so với hiện tại”.
Từ thời ở nhà trọ, nhờ nuôi chó mà vợ chồng anh Quý đã mua được hai căn nhà liền kề ở Q.12 và mới mua thêm được một miếng đất rộng 300 m2 sát nhà.
Nguồn bài viết: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141204/doi-doi-tu-nuoi-cho-phu-quoc.aspx
Có thể bạn quan tâm

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.