Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi đời nhờ nuôi cá bóp

Đổi đời nhờ nuôi cá bóp
Ngày đăng: 24/09/2015

Mô hình hiệu quả

Sau hơn 3 giờ lênh đênh trên biển, tàu đến được Hòn Chuối. Ra đảo lần này, chúng tôi thấy đời sống của người dân nơi đây có nhiều khác xưa.

Nguyên nhân nhờ những năm gần đây, nghề nuôi cá bóp lồng bè mang lại hiệu quả, vì thế cuộc sống của dân trên đảo khá lên.

Ông Kim Ngọc Tính, một trong những người nuôi cá bóp đầu tiên trên đảo, chia sẻ: “Trước đây, tôi làm nghề thu mua cá ở đảo, sau đó chở vào đất liền bán lại cho các chợ.

Trong những lần đi như thế, tôi quan sát thấy ở các đảo trong tỉnh Kiên Giang có nhiều người nuôi cá bóp và dễ tiêu thụ sản phẩm nên tôi mạnh dạn “đổi nghề” bằng việc chọn đảo Hòn Chuối để nuôi cá bóp.

Ban đầu nuôi thử nghiệm một bè nhỏ với 250 con. Vụ đầu đã có lời nên tôi mở rộng quy mô và vừa rồi thu lợi được gần 1 tỷ đồng”.

Nuôi cá bóp trên đảo Hòn Chuối

Mô hình nuôi cá bóp lồng bè trên đảo Hòn Chuối phát triển khoảng 5 năm trở lại đây và mang lại hiệu quả cao.

Vì thế, nhiều ngư dân trên đảo từ giã nghề đi câu, chài lưới để chuyển sang nuôi cá bóp. Ông Lê Văn Út, ở Hòn Chuối, cho biết:

“Tôi theo tàu đánh cá khơi xa từ năm 15 tuổi nên vùng biển Tây hầu như chỗ nào cũng biết.

Tuy nhiên, nghề đi biển thu nhập thất thường nên tôi chuyển sang nuôi cá bóp”. Theo ông Út, cá bóp rất “háu” ăn; mỗi ngày cá ăn 2 buổi và nếu nuôi chừng 2.500 con phải cho xuống lồng cả tấn thức ăn nên rất cực. Hàng năm còn phải di dời bè cá đến 3 lần (quanh đảo) để tránh sóng gió…

Cần vốn đầu tư

Theo tính toán của những cư dân trên đảo, chi phí đóng một bè để nuôi khoảng 250 con cá bóp tốn khoảng 180 triệu đồng, cộng thêm chi phí nuôi chừng 170 triệu đồng nữa nên ai có vốn nhiều mới nuôi được.

Cá bóp giống được mua từ các ghe cào khơi xa với trọng lượng mỗi con khoảng 1kg và nuôi 9 tháng, khi cá đạt từ 8 - 9kg/con mới xuất bán, hiện cá bóp có giá khoảng 150.000 đồng/kg, cao hơn năm trước nên nhiều người phấn khởi.

Nói về tiềm năng, ông Lê Hoàng Phương, Chủ nhiệm HTX nuôi cá bóp Hòn Chuối, nhận định:

“Trên đảo rất thuận lợi cho việc nuôi cá bóp lồng bè vì ít dân, không có đơn vị sản xuất nên nguồn nước không bị ô nhiễm, ít xảy ra dịch bệnh. Vì vậy, từ vài hộ nuôi thử nghiệm hồi năm 2010, đến nay đã có 30 hộ nuôi cá với 113 bè. Năm 2014, doanh thu các chủ bè đạt 17 tỷ đồng, dự kiến năm nay lên đến 20 tỷ đồng”.

Theo ông Phương, cái khó hiện nay là dân trên đảo Hòn Chuối nhà đất không có giấy chủ quyền, không có tài sản cố định… nên rất khó vay vốn.

Trong khi HTX đứng ra vay giúp, nhiều lắm cũng chỉ được 200 triệu đồng nên không thấm vào đâu so với nhu cầu vốn nuôi khá lớn. Vì vậy, nhiều hộ dân rất mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn đặc thù để phát triển mạnh việc nuôi cá bóp.

Đảo Hòn Chuối nằm ở vùng biển Tây Nam, cách cửa biển Sông Đốc, (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) 17 hải lý, đảo có diện tích khoảng 7km², hiện có 50 hộ với 162 khẩu sinh sống và Hòn Chuối là một trong 5 đảo được Chính phủ chọn để xây dựng đảo Thanh niên trên toàn quốc, giai đoạn 2013 - 2020.

Hiện tỉnh Cà Mau đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa thêm dân ra đảo sinh sống.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

05/08/2015
Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

06/08/2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

06/08/2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

06/08/2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

06/08/2015